KỸ THUẬT QUẢN LÝ SỨC KHỎE CÁ TRONG AO NUÔI |
|
Ths. Từ Thanh Dung, Bộ môn Sinh học và Bệnh thủy sản, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ |
|
![]() |
Lời tựa Mùa lũ năm 2000, mùa lũ lớn nhất trong 40 năm qua ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, đã gây thiệt hại nghiêm trọng ảnh hưởng nhiều đến đời sống của gần 5 triệu dân trong vùng, trong đó, đáng kể nhất là thiệt hại về nông nghiệp và rất nhiều nông hộ đang phải đương đầu với những khó khăn trong các hoạt động canh tác sau lũ, đặc biệt là sự thất thu của các hộ nuôi thủy sản. Đáp ứng lời kêu gọi giúp đỡ khắc phục lũ của Chính phú Việt Nam và Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp, Tổ chức Lương - Nông (FAO) đã hỗ trợ kịp thời cho các hộ nông dân nghèo và bị thiệt hại nặng nhất ở 3 tỉnh nêu trên. Hoạt động chính của chương trình cứu trợ khắc phục sau lũ của FAO là cung cấp lượng cá giống cho các nông hộ bị thiệt hại nhằm giúp họ nhanh chóng phục hồi công ăn việc làm. Trong khuôn khổ hoạt động của chương trình hỗ trợ khắc phục sau lũ của FAO ở tỉnh An Giang (có tên gọi là “chương trình hỗ trợ khẩn cấp sau lũ nhằm phục hồi hoạt động nuôi thủy sản ở An Giang - TCP/VIE/0168”), một loạt tài liệu khuyến ngư giới thiệu về các mô hình nuôi thủy sản đa dạng được áp dụng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ được xuất bản và phân phát miễn phí cho nông dân. Tài liệu về “Kỹ Thuật Quản Lý Sức Khoẻ Cá Trong Ao Nuôi” này là một trong 7 tập được FAO và Trường Đại học Cần Thơ biên soạn và in ấn từ nguồn kinh phí trong chương trình. |
1. Giới thiệu Khi nuôi cá, năng suất và lợi nhuận từ mô hình nuôi thường tùy thuộc vào tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá. Một trong các nguyên nhân làm cho cá chậm lớn và hao hụt nhiều là do bệnh tật. Khi bệnh xuất hiện, cá sẽ bỏ ăn, chậm lớn và cuối cùng là chết. Nếu người nuôi sớm nhận biết được các dạng bệnh khác nhau, hiểu được nguyên nhân xuất hiện bệnh và nắm được phương pháp phòng bệnh thì có thể ngăn chặn được dịch bệnh xảy ra. Để tăng cường sự hiểu biết về bệnh cá nước ngọt, tài liệu này sẽ giới thiệu các loại bệnh khác nhau, các cách phòng ngừa và khả năng điều trị bệnh. Trong môi trường ao nuôi, các điều kiện gây bệnh cũng như dịch bệnh rất đa dạng, và thường do một số tác nhân gây ra như: Ký sinh trùng. Vi khuẩn. Vi-rút. Dinh dưỡng. Hóa chất độc hại trong nước. |
|
2. Nguyên nhân gây cá chết Dựa vào sơ đồ dưới đây để xác định nguyên nhân cá chết khi quan sát cá và ao nuôi. |
|
3. Những nguyên nhân gây bệnh Khi nuôi cá, người nuôi cần lưu ý để loại trừ những điều kiện dễ làm cá nhiễm bệnh. Để cá không bị bệnh, cần đặc biệt quan tâm đến những nguyên nhân sau: |
|
Nếu cá đã nhiễm bệnh, ta cần phải: - Nhận dạng các triệu chứng bệnh lý và chẩn đoán bệnh. - Trao đổi với các cán bộ khuyến ngư ở địa phương. - Chọn cách trị bệnh cho phù hợp. |
|
4. Sơ đồ các bệnh cá & cách trị bệnh Dựa vào sơ đồ để có thể nhận dạng bệnh thông qua các triệu chứng bệnh lý của cá. Đọc và nắm rõ những nội dung sau đây và trao đổi với các cán bộ khuyến ngư để tìm cách trị bệnh có hiệu quả |
4.1 Bệnh cá mất nhớt Nguyên nhân và triệu chứng bệnh - Những ký sinh trùng nhỏ trong nước sống ký sinh trên cá và gây kích thích ở mang và da cá. - Lớp nhớt dầy phủ trên mang làm cá khó thở. Da cá trở nên đen sậm. Cá thường tập trung trên mặt nước để lấy không khí. Trị bệnh Nếu chứa cá bị bệnh trong bể hay chậu, dùng formol với liều lượng 25 ml/m3 nước trong thời gian dài. Trị liên tục 3-5 ngày. Nếu nuôi cá trong ao đất, dùng phèn xanh (CuSO4) với nồng độ 0,2-0,3g/m3 nước ao. Cần tiến hành điều trị liên tục 2-3 lần, cách ngày trị 1 lần. Lưu ý: Không được trị quá liều hoặc không thực hiện điều trị lúc trời quá nóng.
|
|
4.2 Bệnh do sán lá đơn chủ Nguyên nhân và triệu chứng bệnh - Sán lá đơn chủ ký sinh trên da và mang cá, tạo những vệt màu đỏ và gây xuất huyết. - Cá thường nổi đầu trên mặt nước. Bệnh kéo dài sẽ tạo cơ hội cho cá bị nhiễm các bệnh khác qua vết thương. Trị bệnh - Giảm mức nước xuống và dùng 30 ml formol trong 1 m3 nước ao. Ngày hôm sau, tháo nước cũ và thay nước mới cho ao. Trị thêm lần nữa, nếu cá chưa hết bệnh hẳn. |
Bệnh sán lá đơn chủ (do 2 giống Dactylogyrus - sán lá 16 móc và Gylodactylus - sán lá 18 móc) |
4.3 Bệnh đốm trắng (Bệnh trùng quả dưa) Nguyên nhân và triệu chứng bệnh - Ký sinh trùng Ichthyophthyrius sống ký sinh trên da, mang, đầu và vây cá. - Ta có thể thấy những điểm trắng đục và nhỏ bằng mắt thường. Khi nhiễm bệnh, cá thường nổi đầu trên mặt ao, và nếu không kịp thời điều trị, cá sẽî chết dần và chìm xuống đáy ao. Phòng và trị bệnh - Tách riêng cá bệnh ra khỏi đàn cá nuôi. Nếu bệnh kéo dài, giảm mức nước xuống và dùng formol với liều lượng 30ml cho 1 m3 nước. Vào ngày thứ 3, thay 75% (hay 3 phần tư) nước trong ao và điều trị bằng formol thêm một lần nữa. Lập lại cách điều trị nếu thấy cá còn bệnh. |
Bệnh do trùng quả dưa, |
4.4 Bệnh trắng da Nguyên nhân và triệu chứng bệnh - Bệnh này do vi khuẩn Flexibacter sp. gây ra. - Khi nhiễm bệnh, cá có biểu hiện bơi lội lờ đờ và bỏ ăn. Nếu bệnh nặng, trên cơ thể cá xuất hiện những vệt trắng và những vết thương, có nấm phát triển. Phòng và trị bệnh - Cần duy trì chất lượng nước tốt và định kỳ bón vôi nông nghiệp cho ao với liều lượng 2-4 kg/100m3 nước. Cần điều trị bệnh kịp thời khi cá mới chớm bệnh. Dùng formol với liều lượng 25 ml/m3 nước. Sau 24 giờ, thay 50% nước mới vào ao. Trộn thuốc Oxolinic acid với liều 0,5g/1 kg thức ăn, trộn đều và cho cá ăn trong 7 ngày. |
Bệnh trắng da (do vi khuẩn Flexibacter columnaris và giống Aeromonas) |
4.5 Bệnh nấm Nguyên nhân và triệu chứng bệnh - Khi cá bị thương và trầy xước do ký sinh trùng sẽ tạo cơ hội cho nấm ký sinh. - Những vết thương loại này có hình dạng giống như túm bông gòn trắng xuất hiện trên cơ thể cá. Phòng và trị bệnh - Phòng bệnh bằng cách tránh gây tổn thương cho cá. Trị bệnh bằng cách ngâm cá trong nước muối với lượng 2-3 kg/ m3 nước khoảng 24 giờ và sau 3-5 ngày lập lại lần nữa |
Cá bị nấm thủy mi |
4.6 Bệnh đốm đỏ Nguyên nhân và triệu chứng bệnh - Vi khuẩn Aeromonas sp. sống trong nước gây nên bệnh đốm đỏ ở cá khi cá bị sốc hoặc bị thương. - Cá nhiễm bệnh sẽ bơi lội lờ đờ trên mặt nước và vây đuôi bị rách tơi. Phòng và trị bệnh - Cách phòng bệnh thông thường là giữ chất lượng nước tốt và khi đánh bắt cũng như vận chuyển cá, cần tránh cho chúng bị xây xát. Nếu bệnh nặng, thay 50% lượng nước mỗi 2 ngày và bón vôi với lượng 4-6 kg/100 m3 nước. Khi cá nhiễm bệnh mà vẫn còn khả năng bắt mồi, trộn Oxytetracycline với liều lượng từ 2-4 g vào 1 kg thức ăn cho cá ăn liên tục trong 7 ngày. |
Cá bị bệnh đốm đỏ do vi khuẩn |
4.7 Bệnh lở loét (EUS) Nguyên nhân và triệu chứng bệnh - Cá bị lở loét thường là do bị sốc bởi nhiều nguyên nhân như thời tiết lạnh hoặc nước bị ô nhiễm. Ngoài ra, còn có nhiều tác nhân khác gây nên bệnh như: vi khuẩn, vi-rút và nấm. - Cá nhiễm bệnh thường bơi lờ đờ và xuất hiện nhiều vết loét trên cơ thể làm cho cá chết. Phòng trị bệnh Không cần trị bệnh này. Duy trì chất lượng nước tốt sẽ giúp cá đề kháng với bệnh tật. |
Cá bị hội chứng lở loét |
4.8 Bệnh do giáp xác ký sinh Nguyên nhân và triệu chứng bệnh - Trùng mỏ neo và rận cá ký sinh ở cá trên da, mang và mắt, chúng hút máu cá và gây nên các vết thương, làm cá chết nhiều. - Có thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường. Phòng và trị bệnh - Khi cải tạo ao, bón vôi sống với liều lượng 0,8-1,2 kg/ m2 đáy ao để diệt trừ trứng và ấu trùng của chúng trong ao nuôi. Khi lấy nước vào ao, phải dùng lưới cước mịn để lọc nước. Khi ao nuôi bị nhiễm bệnh, có thể dùng thuốc sát trùng Dipterex với liều lượng 100-200g/1000m2 diện tích ao với độ sâu 1m. Có thể lặp lại điều trị 2-3 lần. |
Cá bị giáp xác ký sinh |
5. Nếu điều trị không có hiệu quả. Cần thu hoạch ngay nếu thấy không thể điều trị được. Diệt trùng hệ thống nuôi bằng cách: Tát cạn nước ao Bón vôi sống với tỉ lệ 100 - 150 g/m2 Phơi nền đáy ao từ 5-7 ngày hoặc lâu hơn Chuẩn bị ao nuôi cho vụ sau. Thả cá và bắt đầu vụ nuôi mới. |