KỸ THUẬT NUÔI CÁ AO |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ts. Bùi Minh Tâm, Ts. Lam Mỹ Lan |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Lời tựa
Mùa lũ năm 2000, mùa lũ lớn nhất trong 40 năm qua ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, đã gây thiệt hại nghiêm trọng ảnh hưởng nhiều đến đời sống của gần 5 triệu dân trong vùng, trong đó, đáng kể nhất là thiệt hại về nông nghiệp và rất nhiều nông hộ đang phải đương đầu với những khó khăn trong các hoạt động canh tác sau lũ, đặc biệt là sự thất thu của các hộ nuôi thủy sản. Đáp ứng lời kêu gọi giúp đỡ khắc phục lũ của Chính phú Việt Nam và Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp, Tổ chức Lương - Nông (FAO) đã hỗ trợ kịp thời cho các hộ nông dân nghèo và bị thiệt hại nặng nhất ở 3 tỉnh nêu trên. Hoạt động chính của chương trình cứu trợ khắc phục sau lũ của FAO là cung cấp lượng cá giống cho các nông hộ bị thiệt hại nhằm giúp họ nhanh chóng phục hồi công ăn việc làm. Trong khuôn khổ hoạt động của chương trình hỗ trợ khắc phục sau lũ của FAO ở tỉnh An Giang (có tên gọi là “chương trình hỗ trợ khẩn cấp sau lũ nhằm phục hồi hoạt động nuôi thủy sản ở An Giang - TCP/VIE/0168”), một loạt tài liệu khuyến ngư giới thiệu về các mô hình nuôi thủy sản đa dạng được áp dụng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ được xuất bản và phân phát miễn phí cho nông dân. Tài liệu về “Kỹ Thuật Nuôi Cá Ao” này là một trong 7 tập được FAO và Trường Đại học Cần Thơ biên soạn và in ấn từ nguồn kinh phí trong chương trình. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho bà con nuôi tôm, cá nhằm tăng năng suất nuôi, hạn chế được dịch bệnh, kiểm soát được chất lượng nước trong ao nuôi đồng thời cải thiện đời sống cho nhiều người dân ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
1. Giới thiệu Các loài cá nước ngọt đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho con người. Hầu hết chúng đều dễ nuôi và mau lớn vì chúng có thể sử dụng nguồn thức ăn sẵn có trong ao nuôi. Hơn nữa, nguồn cáï giống luôn có bán trên thị trường và có thể thả nuôi đơn hoặc nuôi ghép quanh năm, vì vậy, nuôi cá trong ao rất phổ biến ở các nước Châu Á. Các loài cá khác nhau sống ở các tầng nước khác nhau: tầng đáy, tầng giữa hoặc tầng mặt và chúng ăn những loại thức ăn khác nhau có sẵn trong tự nhiên. Người ta có thể tận dụng những đặc điểm này để nuôi cá. Chẳng hạn như việc thả thêm một vài loài cá ăn tạp trong một ao sẽ tận dụng ao nuôi một cách hiệu quả. Hơn nữa, có thể thu được nhiều loài cá dùng làm thức ăn trong gia đình hoặc đem bán. Thuật ngữ Nuôi đơn: chỉ nuôi một loài cá trong ao Nuôi ghép: nuôi từ hai loài cá trở lên trong ao Cá ăn tạp: cá ăn nhiều loài thức ăn tự nhiên Cá ăn động vật: cá ăn các động vật nhỏ trong nước |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đối với các nông hộ vừa và nhỏ ít có khả năng đầu tư cho ao cá, thì nuôi ghép cá có nhiều lợi ích hơn so với nuôi đơn. Vì thế, tài liệu này chủ yếu giới thiệu về kỹ thuật nuôi nhiều loài cá khác nhau trong cùng một ao. Cụ thể là: - Một số loài cá có thể thả nuôi ghép. - Tỉ lệ các loài cá trong các ao nuôi ghép khác nhau. - Cách bón phân cho ao và cho cá ăn. - Cách cải tạo ao để thả cá - Cách thu hoạch cá Một số điểm cần lưu ý khi thiết kế một ao mới. |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
2. Các loài cá thả nuôi ghép Nhiều loài cá có thể thả trong ao nuôi ghép như cá rô phi, cá chép, cá mè trắng, cá trôi Ấn Độ, cá hường, cá tai tượng, cá sặc rằn và cá tra. Có thể thả các loài cá này với tỉ lệ khác nhau để tận dụng nhiều loại thức ăn tự nhiên sẵn có trong ao. Khi thả loài cá ăn động vật, nên ghép thêm một hoặc vài loài cá ăn tạp nhằm tận dụng triệt để thức ăn dư thừa cũng như thức ăn tự nhiên có trong ao. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cá Rô phi Cá rô phi là loài cá ăn tạp, có thể sống, sinh trưởng và sinh sản trong vùng nước ngọt và lợ. Cá lớn nhanh trong điều kiện ao có bón phân, chất thải hoặc cho ăn phụ phẩm nông nghiệp như cám gạo. Tùy thuộc vào điều kiện ao nuôi và nguồn thức ăn sẵn có, cá có thể đạt trọng lượng 0,4-0,6 kg/con/năm. Cá Mè trắng Trong ao nuôi, cá mè trắng sống ở tầng mặt và tầng giữa. Cá lớn nhanh khi ăn thức ăn tự nhiên hay thức ăn bổ sung bằng phụ phẩm nông nghiệp. Sau một năm, cá có thể đạt trọng lượng 1 kg/con. Cá Hường Cá hường thuộc loại ăn tạp, cá sử dụng tốt phân gia cầm và phân heo. Khi nuôi, cho cá ăn thức ăn bổ sung là cám, bột mì và bột cá. Cá đạt trọng lượng 0,2 - 0,3 kg/con/năm. Cá Trôi Ấn Độ Ba loài cá trôi Ấn Độ gồm cá catla, cá trôi trắng và cá trôi đen đều có tính ăn tạp. Chúng ăn tất cả các loại thức ăn tự nhiên có trong ao và đạt trọng lượng 0,5-0,7 kg/con/năm, riêng cá catla lớn nhanh hơn, có thể đạt 1,5 kg/con/năm. Người nuôi không phải cho cá ăn nếu thả nuôi ở mật độ thấp (ít hơn 2 con/m2) nhưng khi thả mật độ cao hơn, phải bổ sung thức ăn cho cá như cám, tấm, béo cám, phụ phế phẩm nhà bếp. Cá Lóc Cá lóc là loài cá ăn động vật. Cá có cơ quan hô hấp phụ nên có thể sống trong các vũng nước, kênh rạch, ao, hồ và ruộng lúa. Cá con được thu gom từ nhiều thủy vực khác nhau. Người nuôi có thể sử dụng cá tạp, phụ phế phẩm từ lò mổ, nhà máy chế biến cho cá ăn. Cá đạt trọng lượng 0,4 - 0,8 kg/con/năm. Cá Sặc rằn Thức ăn ưa thích của cá sặc rằn là thực vật đang phân hủy. Khi nuôi, có thể bổ sung thức ăn cho cá bằng bèo cám, các loại, cám và các phụ phế phẩm khác. Cá đạt trọng lượng 70-100 g/con/năm Cá Chép Cá chép ăn động vật đáy như trùng, ấu trùng côn trùng, ốc, thực vật đang phân hủy. Có thể sử dụng bèo cám, rau cải, phụ phế phẩm nhà bếp, lò mổ với một ít bột cá để làm thức ăn bổ sung cho cá chép. Cá có thể đạt trọng lượng 0,3-0,5 kg/con/năm. Cá Tra Cá tra là loài ăn tạp nên có thể cho ăn bèo cám, rau muống, cám, tấm và các loại thức ăn dễ tìm khác. Cá sống tầng đáy và lớn nhanh, có thể đạt trọng lượng 0,8 - 1 kg/con/năm. Kích cỡ cá Cá giống thả nuôi nên đạt trọng lượng từ 3-5 g/con (hoặc dài 4-5 cm). Nên thả cá giống cùng cỡ để có thể thu hoạch được cá lớn đều nhau. Thời gian thả cá Tránh thả cá vào lúc nắng nóng, tốt nhất là vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Nếu mua cá từ trại giống đựng bằng bao ny lông, nên ngâm bao cá trong ao khoảng 15-30 phút. Sau đó mở bao, tát một ít nước ao vào bao và từ từ thả cá ra. Mặc dù có thể thả cá quanh năm nhưng người nuôi thường thả vào mùa mưa và thu hoạch vào mùa khô. Tuy nhiên, nếu nông hộ ở trong vùng đất thấp thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (vùng lũ), cần thiết kế bờ bao quanh ao chắc chắn hoặc rào lưới trước khi thả cá nuôi. Đối với vùng đất ngập sâu vào mùa lũ, tránh thời gian mưa gió bằng cách thả cá sau mùa lũ lớn. Tỉ lệ cá thả nuôi như thế nào? Việc chọn thành phần cá thả tùy thuộc vào nguồn cá giống và loại thức ăn nông hộ có khả năng cung cấp trong quá trình nuôi (như bón phân cho ao, sử dụng thức ăn bổ sung...), sở thích của người nuôi và thị trường tiêu thụ cá. 4. Nuôi cá trong ao có bón phân Các loài cá ăn tạp có thể được nuôi trong ao bón phân chuồng hoặc phân vô cơ. Tùy thuộc vào nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho ao, người nuôi có thể thả cá với tỉ lệ khác nhau. Nếu ao nuôi sử dụng phân gà, vịt hay phân heo, thành phần cá thả như Bảng 1: Bảng 1. Thành phần cá thả nuôi trong ao không bón phân chuồng
5. Nuôi cá có tính ăn thực vật mềm Thực vật mềm bao gồm rau muống, lá khoai lang, bèo cám, lá chuối, cỏ và các rau cải khác. Nếu nguồn thức ăn này có sẵn và phong phú nên chọn nuôi cá tai tượng. Mật độ cá thả từ 5-7 con/m2 ao. Cho cá ăn thực vật với lượng tối đa khoảng 20-25 kg/100 kg cá/ngày. Các nguyên liệu có thể sử dụng đế làm thức ăn cho cá Chia lượng thức ăn cho cá thành 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều. Lượng thức ăn có thể giảm xuống còn 10-15 kg/100 kg cá, nếu nước ao quá xanh hay cá nổi đầu vào sáng sớm. Ngoài ra, có thể phối trộn thức ăn tinh cho cá từ cám, tấm, bã đậu nành hay phụ phế phẩm nhà bếp với lượng 1kg thức ăn/100 kg cá/ngày. Nếu muốn nuôi ghép trong ao với nguồn thức ăn chủ yếu là thực vật mềm, nên chọn thành phần cá thả như Bảng 2: Bảng 2:
6. Nuôi cá ăn động vật với thức ăn chủ yếu là cá tạp Có thể nuôi cá lóc hay cá rô bằng thức ăn tự chế biến chủ yếu từ nguồn cá tạp. Nên thả kết hợp thêm một vài loài cá ăn tạp để tận dụng thức ăn dư thừa và thức ăn tự nhiên trong hệ thống ao nuôi. Nếu muốn nuôi cá có tính ăn động vật như cá lóc, có thể ghép thêm các loài cá khác như Bảng 3. Và nếu nuôi ghép cá rô đồng, có thể áp dụng tỉ lệ thả ghép theo Bảng 4. Trong ao nuôi cá lóc và cá rô, mật độ cá thả thường từ 10 - 15 con/ m2. Thức ăn cho cá có thể dùng cá tạp, phụ phế phẩm từ lò mổ hoặc đầu, da cá, đầu tôm trộn với cám. Lượng thức ăn cho cá như trong Bảng 5. |
Cá rô phi vằn Cá rô phi đỏ Cá Mè trắng Cá Hường Cá Catla Cá Trôi đen Cá Trôi trắng Cá Lóc Cá Sặc rằn Cá Chép Cá Tra Ngâm bao ca giống trong ao 15-20 phút trước khi thả ra Từ từ thả cá ra ao Vỏ và đầu tôm Cám |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bảng 3, 4
Bảng 5:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||
7. Chăm sóc cá nuôi Việc quan sát và chăm sóc ao cá hàng ngày có thể làm giảm số cá chết và tăng năng suất cá nuôi. Vì thế, người nuôi cần phải thường xuyên quan tâm đến: Màu nước Nước có màu xanh đọt chuối chứng tỏ trong nước có nhiều lượng oxy hoà tan và thức ăn tự nhiên, thích hợp cho cá tăng trưởng tốt. Nước ao có màu xanh quá nhạt hay quá đậm đều không tốt cho cá. Nếu nước không có màu xanh, cần bón phân cho ao. Khi nước ao có màu xanh đậm, nên thay nước ao và ngừng cho ăn hay không bón phân cho ao. Quan sát hoạt động của cá vào lúc sáng sớm Nếu cá nổi đầu vào sáng sớm là do nước ao bị thiếu oxy. Trong trường hợp này, nên thay 10 - 20% lượng nước ao và giảm lượng thức ăn cho cá. Kiểm tra cống cấp và thoát nước Nên thường xuyên kiểm tra cống bọng, nếu thấy cống hư hay bị rò rỉ nước, cần phải sửa ngay. Cá chết hay cá yếu nổi lờ đờ trên mặt nước Bệnh cá có thể xảy ra lúc giao mùa (cuối mùa khô, đầu mùa mưa). Để phòng bệnh cho cá, một số nông hộ sử dụng vôi bột hòa vào nước và lấy nước trong rải đều khắp ao với liều lượng 20 - 40 g/ m2 ao. Xin đọc thêm tài liệu "Quản lý chất lượng nước ao nuôi cá". |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8. Thu hoạch cá Cách thu hoạch cá sẽ tùy thuộc vào mục đích của người nuôi, hoặc dùng làm thức ăn trong gia đình hoặc đem bán. Nếu nuôi cá để làm thực phẩm cho nông hộ, có thể thu cá bằng chài bất cứ lúc nào. Thời gian thu hoạch để bán cá tùy thuộc vào giá cá và nhu cầu trên thị trường. Có thể thu hoạch cá bắt cứ thời gian nào trong ngày, nhưng tốt nhất là vào lúc sáng sớm, vì lúc đó nhiệt độ không quá nóng và bạn có thể đem cá ra chợ bán đúng buổi chợ. Cách thu hoạch là rút cạn khoảng 50% nước ao rồi dùng lưới kéo để thu cá. Số cá còn lại có thể bắt sau khi bơm cạn nước ao. Năng suất cá nuôi Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá nuôi, bao gồm thành phần cá thả, số lượng và chất lượng thức ăn và chất lượng nước ao. Thường các nông hộ thu được 280 - 600 kg cá từ 100 m2 ao sau một vụ nuôi từ 6 đến 8 tháng. 9. Bạn muốn bắt đầu nuôi cá? Trước khi bắt đầu nuôi cá, cần phải xem xét 3 yếu tố quan trọng: Khả năng cung cấp giống? Vị trí có thích hợp để đào ao không? Xây dựng mô hình nuôi nào cho thích hợp ? Khả năng cung cấp giống Cá giống có thể dễ dàng đánh bắt ngoài tự nhiên hoặc có thể mua được từ các trại sản xuất cá giống. Chọn vị trí xây dựng ao
Thiết kế ao Để thuận tiện cho việc quản lý, ao nên thiết kế có diện tích từ 200-1000 m2. Ao có dạng hình chữ nhật sẽ giúp cho việc thu hoạch bằng lưới dễ dàng hơn. Thông thường chiều dài ao được thiết kế lớn hơn chiều rộng từ 3-4 lần. Độ sâu của ao dao động từ 1-1,5m, tuy nhiên, ở những vùng bị nhiễm phèn thì không nên đào sâu. Thay vào đó, nên đắp bờ cao khoảng 1,5 m. Bờ phải đủ rộng để tránh nước rò rỉ và nhất thiết phải cao hơn đỉnh lũ. Ao phải được thiết kế có cống cấp và thoát nước. Có thể lợi dụng độ nghiêng tự nhiên của địa hình để chọn vị trí đặt cống cấp và thoát nước. Cống có thể được làm bằng ống nhựa PVC, xi măng hoặc ống sành với đường kính từ 15 - 20 cm. Cũng có thể xây cửa cống bằng xi măng để thay thế cho ống cống. |
Thu hoạch cá
Ao nuôi cá Cống cấp nước Cống xả nước |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||