Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi cá nước ngọt Ts. Trương Quốc Phú Bộ môn Thủy sinh học ứng dụng, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Lời tựaMùa lũ năm 2000, mùa lũ lớn nhất trong 40 năm qua ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, đã gây thiệt hại nghiêm trọng ảnh hưởng nhiều đến đời sống của gần 5 triệu dân trong vùng, trong đó, đáng kể nhất là thiệt hại về nông nghiệp và rất nhiều nông hộ đang phải đương đầu với những khó khăn trong các hoạt động canh tác sau lũ, đặc biệt là sự thất thu của các hộ nuôi thủy sản. Đáp ứng lời kêu gọi giúp đỡ khắc phục lũ của Chính phú Việt Nam và Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp, Tổ chức Lương - Nông (FAO) đã hỗ trợ kịp thời cho các hộ nông dân nghèo và bị thiệt hại nặng nhất ở 3 tỉnh nêu trên. Hoạt động chính của chương trình cứu trợ khắc phục sau lũ của FAO là cung cấp lượng cá giống cho các nông hộ bị thiệt hại nhằm giúp họ nhanh chóng phục hồi công ăn việc làm. Trong khuôn khổ hoạt động của chương trình hỗ trợ khắc phục sau lũ của FAO ở tỉnh An Giang (có tên gọi là “chương trình hỗ trợ khẩn cấp sau lũ nhằm phục hồi hoạt động nuôi thủy sản ở An Giang - TCP/VIE/0168”), một loạt tài liệu khuyến ngư giới thiệu về các mô hình nuôi thủy sản đa dạng được áp dụng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ được xuất bản và phân phát miễn phí cho nông dân. Tài liệu về “Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi cá nước ngọt” này là một trong 7 tập được FAO và Trường Đại học Cần Thơ biên soạn và in ấn từ nguồn kinh phí trong chương trình. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1. Giới thiệu |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Duy trì chất lượng nước tốt là rất cần thiết để nuôi cá thành công |
Giống như con người cần không khí trong lành để được sống lâu, cá cần nước có chất lượng tốt để sống khỏe mạnh. Không khí chúng ta thở cung cấp oxy (dưỡng khí) cho chúng ta, nước cung cấp oxy cho cá. Con người sẽ bị bệnh khi sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm, nước dơ sẽ làm cá bị sốc và dễ bị mắc bệnh. Hơn nữa, cá không thể lớn nhanh trong môi trường có nhiều chất độc, thiếu oxy và nhiệt độ biến động. Vì vậy, duy trì chất lượng nước ao là cần thiết để nuôi cá thành công. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phòng bệnh tốt hơn là trị bệnh |
Một vài nhân tố ảnh hưởng xấu đến chất lượng ao nuôi cá như sử dụng nguồn nước chất lượng kém để cấp cho ao cá, bón phân quá liều, cho ăn quá dư thừa và thả cá với mật độ cao. Nếu kiểm soát được các yếu tố trên, quan sát cá hàng ngày và chăm sóc tốt thì có thể tránh khỏi hầu hết các trở ngại về môi trường nước. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nước tốt giúp cá khỏe mạnh và lớn nhanh |
Chất lượng nước tốt có những lợi ích gì? Chất lượng nước tốt cung cấp cho cá đầy đủ thức ăn tự nhiên để lớn và cung cấp đủ oxy cho cá thở. Nước tốt làm cho cá ăn nhiều, khỏe mạnh và lớn nhanh. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chăm sóc ao cá cũng cần thiết như chăm sóc ruộng lúa hay vật nuôi |
Những dấu hiệu xấu của nước ao và các biện pháp ngăn ngừa để duy trì chất lượng nước cho ao nuôi cá được trình bày trong tài liệu này. Quá trình chuẩn bị ao ban đầu là rất quan trọng được trình bày kỹ. Cách tránh phèn và các yếu tố gây độc khác cũng được nêu rõ. Sau cùng, những lợi ích của việc cung cấp đầy đủ ánh sáng cho sự phát triển của tảo (rong có kích thước rất nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy), duy trì nhiệt độ, oxy của nước ao cũng được giải thích kỹ. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2. Chuẩn bị ao |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Chuẩn bị ao tốt trước khi thả cá có thể ngăn ngừa hầu hết các trở ngại về môi trường nước. Nên lưu ý chất lượng của nguồn nước cấp, đất phèn và điều kiện nền đáy ao. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2.1. Nguồn nước |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Nguồn nước cấp cho ao phải sạch, không có nhiều bùn hay màu nâu đen. Nước đục có màu bùn do có nhiều hạt phù sa, sẽ hạn chế ánh sáng vào ao làm cho tảo không phát triển. Hơn nữa, các hạt phù sa bám vào mang cá làm cá khó thở. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2.2. Độ trong của nguồn nước |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tránh lấy nước đục vào ao
|
Nguồn nước phải ít đục hay độ trong cao. Cách đo độ trong đơn giản nhất là đưa bàn tay vào trong nước đến khuỷu tay (cùi chỏ) và nhìn theo bàn tay, nếu còn nhìn thấy bàn tay là nguồn nước có độ trong thích hợp. Nếu muốn đo độ trong chính xác, có thể dùng đĩa hai màu (Secchi). Đĩa có dạng hình tròn, đường kính 20 phân (cm), được chia làm 4 ô trong đó 2 ô sơn trắng và hai ô sơn đen. Gắn đĩa vuông góc với một thanh gỗ tại tâm điểm của đĩa hoặc dùng dây treo để thao tác dễ dàng. Khi đo, thả đĩa chìm vào nước chầm chậm đến khi mắt thường không còn phân biệt giữa hai màu đen trắng trên mặt đĩa, sau đó hơi kéo nhẹ đĩa lên đến khi có thể phân biệt giữa hai màu đen trắng trên mặt đĩa thì dừng lại. Đo khoảng cách từ mặt nước đến mặt đĩa chính là độ trong của nước. Nếu nguồn nước có độ trong lớn hơn 30 là nguồn nước tốt. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2.3. Đất phèn |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Nếu xây dựng ao trên vùng đất phèn, nước có thể bị nhiễm phèn vào mùa mưa khi nước mưa rửa trôi phèn từ trên bờ xuống ao. Nước phèn có độ pH thấp (nhỏ hơn 7), thường rất trong và rất ít loài sinh vật có thể sống trong nước phèn. Tránh đào lớp đất phèn lên khi xây dựng ao. Trên vùng đất phèn, tốt nhất là xây dựng ao nổi. Nếu phải đào lớp đất phèn trong quá trình xây dựng ao thì cần cải tạo ao đến khi nước có độ pH thích hợp mới thả cá. Nếu nước bị phèn, dùng vôi nông nghiệp hoặc đá vôi đen (Dolomite) với liều lượng 0,5-1kg/100m2 ao hoặc bờ. Vôi nông nghiệp và đá vôi đen chỉ có tác dụng hạ phèn từ từ, do đó nên phải bón 2-3 ngày một lần đến khi nước có độ pH thích hợp. Tuyệt đối không được bón vôi sống (vôi nung) khi đang nuôi cá, vì bón vôi sống sẽ làm chết cá. Khi nước ao có màu xanh, độ pH thường cao vào ban ngày. Nếu độ pH quá cao sẽ làm gia tăng độc tính của khí độc (NH3), có hại cho cá tôm. Có thể dùng giấy quỳ, hộp dung dịch (bộ test kit đo pH) hay máy để đo độ pH. Nếu đo bằng giấy quỳ, nhúng giấy vào nước ao giấy sẽ đổi sang màu cam nếu nước bị phèn, giấy đổi sang màu xanh nếu nước bị kiềm. Sau đó đem so giấy quỳ với bảng màu chuẩn trên nắp hộp, nếu giấy quỳ trùng với màu nào trên bảng màu chuẩn thì số ghi trên màu chuẩn đó là giá trị pH của nước đã đo. Nếu dùng dung dịch hoặc máy đo, đọc kỹ hướng dẫn kèm theo để biết cách sử dụng. Có thể sử dụng máy đo pH cầm tay, khi đo nhúng đầu điện cực vào nước, mở máy (bật công tắc), đọc số trên mặt số chính là giá trị pH của nước.
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2.4. Độ kiềm của nguồn nước |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Độ kiềm của nước cho biết khả năng trung hòa phèn (hạ phèn). Khi độ kiềm của nước thấp hơn 25 mg CaCO3/lít cần phải bón vôi. Đá vôi là nguồn cung cấp CaCO3 tốt nhất. Vôi sống (vôi nung) chỉ được dùng ban đầu khi cải tạo ao, không nên dùng sau khi đã thả cá. Bón vôi sống làm tăng pH nước đến mức nguy hiểm, gây tổn thương mang cá và gây chết cá. Tỉ lệ sử dụng vôi tùy thuộc vào tính chất đất và pH của nước. Thông thường bón 10-15 kg/100m2 là thích hợp cho vùng đất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2.5. Chất độc |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Khi cho ăn dư thừa và bón phân quá liều chất thải sẽ tích tụ ở đáy ao sinh ra nhiều khí độc. Nước có mùi hôi thối, nhiều bọt khí và lớp bùn đen dày ở đáy ao cho biết trong ao có nhiều khí độc, đặc biệt là khí Metan (mùi rác mục) và khí H2S (có mùi trứng thối). Chất độc NH3 (có mùi khai nước tiểu) và Nitrite sinh ra từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước. Hàm lượng NH3 thấp thì có tác dụng tốt giống như phân bón nhưng nếu hàm lượng cao NH3 sẽ gây độc cho cá. Có thể sử dụng bộ test NH3 để đo lượng NH3 trong nước. Cần đọc kỹ hướng dẫn kèm theo để biết cách sử dụng. Thay 20-30% nước ao có thể làm giảm bớt lượng chất độc trong ao trong trường hợp chất độc tích tụ ít. Nếu chất độc tích tụ nhiều, tốt nhất là thu hoạch cá và cải tạo ao lại cho vụ nuôi tiếp theo. Không cho ăn dư thừa, bón phân hữu cơ quá liều và cải tạo ao tốt trước khi thả cá có thể tránh được chất độc tích tụ trong ao. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2.6. Cải tạo ao |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Nên cải tạo ao đầu vụ nuôi theo các bước sau:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3. Nhiệt độ |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() Duy trì mức nước trong ao 1-1,5m để giữ nhiệt độ nước ổn định (không quá nóng hay quá lạnh)
|
Cá là loài biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể cá thay đổi theo nhiệt độ nước. Khi nhiệt độ quá lạnh hay quá nóng, cá bị sốc, ít ăn và chậm lớn. Nhiệt độ thích hợp cho cá, tôm vùng nhiệt đới nằm trong khoảng 25-32oC. Tuy nhiên, cá có thể chịu đựng nhiệt độ trong khoảng 20-35oC. Có thể đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân (màu ánh bạc) hoặc nhiệt kế rượu (màu đỏ). Nhúng bầu rượu hay thủy ngân của nhiệt kế vào trong nước, cột màu bên trong nhiệt kế sẽ dâng lên nếu nhiệt độ cao và hạ xuống nếu nhiệt độ thấp. So cột màu với mức chia số trên thân nhiệt kế để xác định trị số nhiệt độ của nước (không lấy nhiệt kế ra khỏi nước khi đo nhiệt độ). Khi đo nhiệt độ, cần chú ý thường nhiệt độ tầng mặt và tầng đáy chênh lệnh nhau khoảng 5oC, nếu chỉ đo nhiệt độ tầng mặt sẽ không thể hiện đúng nhiệt độ của nước. Nhiệt độ của nước ao có thể duy trì trong khoảng thích hợp bằng cách giữ mức nước trong ao từ 1-1,5m. Nếu vùng có nhiệt độ quá thấp vào mùa đông và quá cao vào mùa hè, nên giữ mức nước ao sâu hơn 2m. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4. Oxy (Dưỡng khí) |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Trừ các loài cá đồng thở khí trời như cá Lóc, cá Rô... tất cả các loài cá khác đều thở khí oxy hòa tan trong nước qua mang. Ngoài thức ăn, oxy cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá. Thiếu oxy cá sẽ bỏ ăn và vì vậy mà chúng chậm lớn. Lượng oxy trong nước thay đổi liên tục. Vào ban ngày, lượng oxy trong nước cao do có ánh sáng giúp tảo quang hợp và tạo ra nhiều oxy trong nước. Ban đêm không có ánh sáng tảo không quang hợp được nên không tạo ra oxy. Hơn nữa, ban đêm tảo phải thở nhiều nên lượng oxy giảm thấp nhất là sáng sớm (5-6 giờ sáng). Có thể đo hàm lượng oxy trong nước bằng hộp dung dịch (bộ test kit Oxygen) hoặc máy đo. Cần đọc kỹ hướng dẫn kèm theo để biết cách sử dụng. Nên đo lượng oxy trong nước trước khi mặt trời mọc. Hàm lượng oxy tốt nhất cho ao nuôi tôm cá khoảng 3-4 mg/lít vào sáng sớm. Một vài nhân tố ảnh hưởng đến lượng oxy trong nước gồm:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4.1. Tảo |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tảo phát triển vừa phải sẽ duy trì môi trường nước tốt do tảo quang hợp sinh ra oxy và hấp thu bớt khí độc (NH3). Tuy nhiên, nếu tảo phát triển quá mức vào ban đêm không có ánh sáng chúng sẽ thở làm tốn nhiều oxy không còn đủ cung cấp cho tôm cá . Vì vậy, giữ cho tảo phát triển ở mức thích hợp là cần thiết, tảo phát triển quá mức hay ít phát triển đều không tốt cho tôm cá. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4.2. Duy trì sự phát triển của tảo |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cũng như cây trồng trên cạn cần phân bón để sống và lớn lên, thực vật dưới nước cũng cần phân bón. Phân bón hữu cơ và hóa học thường được dùng lúc cải tạo ao
|
Phân chuồng và phân hóa học cung cấp chất đạm và lân cho tảo phát triển. Đạm ở trong nước gồm các dạng NH3, Nitrite và Nitrate. NH3 và Nitrite là các dạng gây độc cho cá tôm, cần chú ý không nên để hàm lượng NH3 và Nitrite cao hơn 1-2 mg/lít. Nitrate không gây độc cho cá tôm, hàm lượng thích hợp khoảng 0,2-10 mg/lít. Hàm lượng lân thích hợp cho ao nuôi tôm cá khoảng 0,002-0,05 mg/lít. Nước trong và ít xanh là dấu hiệu ao nuôi bị thiếu dinh dưỡng, tảo kém phát triển. Bón thêm phân với liều lượng trình bày ở bảng trên và theo dõi nước có màu xanh hay không, nếu không thì bón thêm một lần nữa ở tuần tiếp theo. Nước có màu xanh đậm tức là ao nuôi thừa dinh dưỡng, tảo phát triển quá mức. Không bón phân và giảm lượng thức ăn. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4.3. Ánh sáng |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Giống như lúa, rau màu cần ánh sáng để phát triển, tảo cũng cần ánh sáng. Vào ban ngày, tảo tạo ra nhiều oxy khi có ánh sáng. Tảo hấp thu khí độc như NH3 và giữ nước ao thích hợp cho cá. Vì vậy, ao có đủ ánh sáng là cần thiết để duy trì chất lượng nước ao tốt. Không xây dựng ao nơi thiếu ánh sáng, cắt tỉa bớt những cành cây to che mát ao nuôi.
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4.4. Màu nước Màu của nước là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng nước. Màu nước tốt nhất là xanh nhạt, trong đó có chứa nhiều thức ăn tự nhiên và sinh ra nhiều oxy. Sử dụng bảng so màu nước sau đây để duy trì chất lượng nước ao nuôi tôm cá. Bảng 1: Bảng màu nước dùng cho quản lý ao
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4.5. Khoảng thích hợp của các yếu tố chất lượng nước |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cảm ơn các bạn đã sử dụng tài liệu, hy vọng tài liệu này tiện dụng cho các bạn. Chúc các bạn thành công. |