KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ ƯƠNG NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG

Ts. Dương Nhựt Long, Ks. Nguyễn Thanh Hiệu

Bộ môn Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ

 

I. Đặc điểm sinh học cá rô đồng

1. Đặc điểm hình thái

Cơ thể cá rô đồng có hình Oval rất cân đối, toàn thân phủ vẩy lược, mép ngoài của vẩy có chấm sắc tố đen xám tro hoặc xám nhạt. Mắt lớn và ở phía trước hai bên đầu. Vây chẵn và vây lẻ đều có gai cứng, xương nắp mang có răng cưa. Giữa cuống đuôi có một đám sắc tố đen, khi trưởng thành màu sắc của đám sắc tố này nhạt hơn khi còn nhỏ. Đặc biệt cá có cơ quan hô hấp phụ (hoa khế) giúp cá có thể sống ở môi trường có lượng oxy hoà tan rất thấp.

2. Sự phân bố

Cá rô đồng là loài cá nước ngọt, phân bố khá rộng trên thế giới. Ở Đông Nam Aï chúng phân bố ở Việt- Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanma. Cá rô thường thích sống ở những nơi có mực nước tương đối nông và tĩnh (0.5-1.5m), nhiều cây cỏ thủy sinh và chất đáy giàu mùn bã hưũ cơ. Ở ĐBSCL cá rô phân bố nhiều ở những khu vực trũng, nước ngập quanh măn như nông trường Phương Ninh (CầnThơ), rừng U Minh Hạ (Cà Mau), U Minh Thuợng (Kiên Giang) Hoặc vùng Tứ Giác Long Xuyên, cũng thường gặp chúng ở kênh mương thuỷ lợi, ao, hồ, mương vườn,

3. Đặc điểm dinh dưỡng

Lúc còn nhỏ thức ăn ưa thích của cá là những giống loài động vật phù du cỡ nhỏ trong ao như bọn giáp xác, râu ngành, thậm chì chúng cũng ăn cả ấu trùng tôm cá. Khi trưởng thành cá có thể sử dụng nhiều loại thức ăn, nhưng thức ăn ưa thích của cá là động vật đáy như giun ít tơ, ấu trùng côn trùng, mầm non thuỷ thực vật. Ngoài ra cá rô cũng có khả năng sử dụng thức ăn chế biến và phụ phẩm nông nghịệp rất tốt.

4. Đặc điểm sinh trưởng

Do cá rô có kích thước tương đối nhỏ (trọng lượng cá lớn nhất bắt gặp ở U Minh Thượng 0.432kg). Trọng lượng trung bình của cá rô khai thác ở ĐBSCL dao động từ 60-120g/con. Một điều khá đặc biệt là cá rô đực thường có trọng lượng nhỏ hơn cá cái. Trong các ao nuôi có đầy đủ thức ăn sau 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng từ 60-80g/con.

5. Đặc điểm sinh sản

Tập tính sinh sản của cá rô đồng: Ở ĐBSCL cá rô đồng sinh sản vào mùa mưa, nhưng tập trung nhất từ tháng 6-7 dương lịch. Cá thường đẻ tập trung sau những trận mưa lớn. Khi đi đẻ cá thường tìm tới những nơi có dòng nước mát, chảy chậm, chính dòng nước là yếu tố kích thích quá trình hưng phấnvà đẻ trứng của cá rô đồng. Mực nước thích hợp cho quá trình sinh sản của cá rô khoảng 0,3-0,4m.

Trứng cá rô thành thục thường có màu trắng ngà hoặc màu trắng ngà hơi vàng, đường kính trứng sau khi trương nước dao động từ 1,1-1,2mm và trứng cá rô thuộc loại trứng nổi.Sức sinh sản của cá cao đạt khoảng 300.000 đến 700.000 trứng/kg cá cái

II. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá rô đồng

1. Biệnpháp kỹ thuật nuoi vỗ cá bố mẹ

Tiêu chuẩn kỹ thuật ao nuôi

Ao nuôi cần có bờ cao và có rào chắn để phòng trường hợp cá leo lên bờ khi có trời mưa lớn. Mực nước trong ao nuôi cá rô trung bình 0.8-1.2m. Diện tích ao trung bình 200-500m2. Đáy ao nên có một lớp bùn dày 10-15cm. Nguồn nước cung cấp cho ao phải đảm bảo không bị nhiễm phèn và ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.

Trước khi thả cá ao cũng cần phải cải tạo ao kỹ theo từng bước như trong quy trình. Mật độ thả trung bình  35-40kg/100m2. Tỷ lệ đực /cái 1/1.

Chế độ chăm sóc

Cá rô đồng thành thục khá dễ trong điều kiện ao nuôi và có thể sử dụng nhiều loại thức ăn để nuôi vỗ như cám nhuyễn, phế phẩm ngành chế biến nông sản...Tuy nhiên muốn cá thành thục tốt và sức sinh sản cao thì hàm lượng protein trong thức ăn tối thiểu 30%.

Lượng thức ăn chiếm khoảng 3-5% trọng lượng cá. Thời gian cho cá ăn: nên cho cá ăn hai lần trong ngày vào buổi sáng (6-7giờ) và buổi chiều (17-18 giờ). Tại vị trí cho cá ăn nên đặt sàng để chứa thức ăn và cũng để dễ kiểm tra lượng thức ăn hằng ngày

Quản lý chất lượng nước. Do cá rô có cơ quan hô hấp phụ nên cá không hiện tượng nổi đầu khi hàm lượng oxy hoà tan trong ao thấp. Tuy vậy nếu ao nuôi vỗ đảm bảo đầy đủ dưỡng khí, chất nước tốt thì quá trình thành thục của cá sẽ thuận lợi hơn và sức sinh sản của cá sẽ cao hơn.

2. Chọn cá kích thích sinh sản:

Chọn cá cái

Sau khi nuôi vổ khoảng 45-60 ngày có thể kiểm tra cá để đánh giá mức độ thành thục của cá. Và khi chọn cá cho đẻ có thể dựa theo các tiêu chuẩn sau:

Chọn những cá bố mẹ khỏe mạnh, không xây sát. Khi cá rô thành thục và ở trạng thái sẵn sàng đẻ trứng thường có bụng to, nổi rõ gờ buồng trứng hai bên lườn bụng.

Dùng tay ấn nhẹ hai bên buồng trứng thấy mềm. Lỗ sinh dục của cá nở rộng và thường có màu hồng. Trứng cá có màu trăng ngà hoặc trắng ngà hơi vàng, các tế bào trứng tròn và rời


Hình 1. Cá Rô đồng cái thành thục tốt 

Chọn cá đực

Cá rô đực thường có thân dài và thon hơn cá cái. Màu sắc thường đậm hơn thuờng có kích thước nhỏ hơn cá cái. Khi chọn cá đực có thể dùng hai ngón tay ấn nhẹ gần lỗ sinh dục thấy có chất dịch màu trắng chảy ra là được. Do cá rô đực thành thục trong ao dễ hơn cá cái nên không cần phải kiểm tra toàn bộ cá đực mà chỉ cần kiểm tra một số đại diện mà thôi. Tỷ lệ đực cái cho đẻ trung bình 1/1 hoặc 2/1

3. Chuẩn bị cho cá đẻ

Dụng cụ cho cá rô đẻ

Rửa sạch dụng cụ trước khi ấp trứng. Tuỳ theo số lượng cá cho đẻ mà sự dụng những dụng cụ khác nhau như bể xi măng, bể composite, hoặc thau nhựa.  Mực nước ấp trứng trung bình 20 - 40cm.

Cho cá đẻ

Dùng kích dục tố HCG với liều lượng là 2000UI HCG chích cho 1kg cá cái và cá đực dùng bằng 1/3 liều cá cái. Dùng kích dục tố LRHa với liều lượng là 60-70mg chích cho 1kg cá cái và cá đực dùng bằng 1/3 liều cá cái, khi dùng LHRHa cần kết hợp với Domperidon (Motilium).

Sau khi nghiền thật nhuyễn domperidon hoặc Motilium và pha với nước muối sinh lý (7-90/00). Cuối cùng dùng ống chích loại 5-10cc rút lấy dung dích trong cối sứ sau đó hoà tan với LH Rha. Tuỳ theo số lượng cá nhiều hay ít mà lượng nước muối sinh lý sử dụng khác nhau.

Vị trí chích cá: nên dùng khăn sạch và khô để bắt cá, để cá nằm ngửa trong lòng bàn tay và chích ở dưới gốc vi ngực. Mũi kim chích hướng về phía đầu cá và chích sâu chừng 0,5-1cm.

Chích xong cho cá vào bể đẻ hoặc thau có chứa nước sạch. Tuỳ theo diện tích nơi cho đẻ mà thả số lượng cá khác nhau. Nếu cho đẻ trong bể ximăng thì cứ 1m2 thả 10-15 cặp cá rô, nếu cho đẻ trong thau mủ (đường kính 40-45cm) thả 2-3 cặp cá là vừa.

Mực nước trong các dụng cụ cho đẻ trung bình 20-30cm. Sau khi thả cá vào những dụng cụ cho đẻ cần phải dùng lưới phủ lên trên tránh khi cá đẻ nhảy ra  ngoài. Sau khi chích thuốc khoảng 7-10giờ cá sẽ đẻ trứng. Chờ cá đẻ xong, vớt trứng sang bể ấp ở nơi khác.

4. Ấp trứng cá

Nguồn nước ấp trứng trong và mát, không bị ô nhiễm, và phải lọc qua vải mịn để loại trừ sinh vật hại trứng.

Có thể dùng bồn composite, bể xi-măng để ấp trúng cá rô đồng. Mực nước ấp trứng trung bình 40-60cm. Do trứng cá rô đồng nổi trên mặt nước, do đó diện tích ấp trứng chiếm 2/3 diện tích mặt nước. Trong quá trình ấp trứng cần bảo đảm oxy cho trứng, lượng oxy hoà tan trung bình 3-4mg/l. Sau khi cá nở 2-3 ngày, chuyển xuống ao ương đã được dọn kỹ.

III.      Kỹ thuật ương cá giống

1. Chuẩn bị ao ương

Diện tích ao ương tùy thuộc vào diện tích có sẵn của nông hộ, tốt nhất từ 500-1000m2, ao có dạng hình chữ nhật có chiều dài gấp 2-3 lần chiều rộng. Độ sâu khoảng 1.2-1.5m, đáy phẳng hơi nghiêng về phía cống.

Dọn cỏ bờ, tát cạn nước, dùng rễ dây thuốc cá diệt cá tạp, cá dữ với liều lượng 0.2-0.3kg/100m2, lấp kín các hang hốc.

Dùng vôi bột bón xung quanh bờ ao và đáy ao để cải tạo phèn, liều  lượng từ 10-15kg/100m2. Bón phân chuồng ủ mục để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá với liều lượng 15-20kg/100m2. Sau đó phơi ao từ 2-3 ngày và cho nước vào. Khoảng 3-4 ngày sau, nước có màu xanh đọt chuối thì bắt đầu thả cá ương.

2. Kỹ thuật ương cá

Ương cá với mật độ khoảng 1000-1500cá bột/m2.

Thả cá lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Trước khi thả, nên ngâm túi cá trong nước khoảng 10-15 phút để tránh cá bị sốc nhiệt, sau đó từ từ thả cá ra ngoài ao.

Dùng bột đậu nành, bột cá mịn, lòng đỏ trứng khuấy đều, tạt khắp mặt ao, cho ăn ngày 3-4 lần, liều lượng chiếm khoảng 150-200% trọng lượng thân cá nuôi.

Sau khoảng 15-20 ngày, trộn cám với bột cá với tỷ lệ 1:3 cho cá ăn ngày 2-3lần, lượng thức ăn chiếm khoảng 15-20% trọng lượng cá nuôi. Cho ăn như thế đến khi cá đạt kích cỡ giống khoảng 500-700con/kg.

Trong quá trình nuôi, nên thường xuyên theo dõi nước ao, nếu thấy dơ phải thay nước, mỗi ngày thay 30% nước cho đến khi nước tốt thì ngưng.

IV. Thu hoạch cá giống:

Sau khi ương 45-60 ngày, cá đạt kích cỡ khoảng 500-700con/kg thì tiến hành thu hoạch. Trước khi thu hoạch 1 tuần, hằng ngày phải luyện cá bằng cách làm đục nước ao. Dùng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ kéo cá, để tránh cá bị xay sát. Trong quá trình thu hoạch các thao tác phải thật nhanh và nhẹ nhàng tránh làm cá mệt, sẽ hao hụt nhiều trong vận chuyển. 

V. Nuôi Cá Thịt:

1. Chuẩn bị ao nuôi:

Diện tích tốt nhất khoảng 500-1000m2, sâu 1.2-1.5m, giữ được nước quanh năm. Lớp bùn đáy 15-30cm. Quá trình cải tạo ao nuôi giống như ở phần ương cá.

2. Kỹ thuật nuôi:

Chọn cá giống khỏe mạnh, bơi lội từng đàn, đồng cỡ.

Tùy thuộc vào khả năng kinh tế của từng hộ mà mật độ thả cá từ 10-15con/m2. Cách thả giống giống như thả cá để ương.

Thức ăn: có thể trộn cám, bột cá với tỷ lệ 1:3 để cho ăn, khẩu phần ăn 5-7% trọng lượng thân cá, hoặc có thể cho cá ăn phụ phẩm chế biến thủy sản như: đầu tôm, đầu cá tra, basa,

Trong quá trình nuôi cần thường xuyên theo dõi nước ao, tránh trường hợp nước ao nhiễm bẩn, cá dể bị nhiễm bệnh.