TỔNG QUAN NGHỀ CÁ THẾ GIỚI 2006

(Nguồn tài liệu: http://www.fao.org/docrep/009/A0699e/A0699E04.htm)

  1. Tình hình chung:

Trong năm 2004 nghề cá thế giới đã cung cấp khoảng 106 triệu tấn cá dùng làm thực phẩm, trong đó sản lượng từ nuôi thủy sản chiếm 43%. Vì vậy, mức tiêu thụ cá trên đầu người đạt 16,6 kg/người, đây là mức cao nhất so với trước đây. Ước tính có hơn 2,6 tỷ người trên thế giới sử dụng sản phẩm thủy sản như là một trong những nguồn cung cấp đạm chủ yếu, chiếm ít nhất 20% trong tổng lượng đạm động vật tính trên đầu người mà họ tiêu thụ. Tỉ lệ này có chiều hướng gia tăng lien tục từ năm 1992 (14,9 %) đến năm 1996 (16 %) và đến năm 2004 là 20%. Theo ước tính ban đầu thì tổng sản lượng thủy sản thế giới năm 2005 đạt khoảng 142 triệu tấn, tăng hơn 1 triệu tấn so với năm 2004. Trong đó sản phẩm dùng làm thực phẩm chiếm khoảng 107 triệu tấn, mặc dù vậy mức tiêu thụ cá trên đầu người không cao hơn so với năm 2004 do sự gia tăng dân số. Điều đáng chú ý là trong 107 tấn cá dùng làm thực phẩm thì tỉ lệ do khai thác bị giãm, bù vào đó là gia tăng sản lượng từ nuôi trồng thủy sản.    

Năm 2004 sản lượng khai thác thủy sản toàn cầu đạt 95 triệu tấn, trị giá 84,9 tỷ đô-la Mỹ. Trung Quốc, Pê-ru và Mỹ vẫn là các quốc gia dẫn đầu về sản lượng khai thác. Sản lượng khai thác thủy sản thế giới tương đối ổn định trong suốt thập kỷ qua. Trong khi đó, sản lượng nuôi thủy sản có mức độ tăng trưởng khá  cao; bình quân 8,8%/ năm kể từ năm 1970, so mức tăng trưởng của khai thác thủy sản là 1,2%/năm. Tuy nhiên, một số dấu hiệu cho thấy mức độ tăng trưởng của nuôi thủy sản có thể đang đạt đến đỉnh diểm, mặc dù sự tăng trưởng này vẫn tiếp tục ở một số khu vực hoặc đối tượng nuôi nhất định. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2004 đạt khoảng 45,5 triệu tấn, trị giá khoảng 63,3 tỷ đô-la Mỹ; nếu tính cả phần thực vật thủy sinh thì sản lượng này đạt tới 59,4 triệu tấn, trị giá 70,3 tỷ đô-la Mỹ. Sản lượng nuôi thủy sản nước ngọt tiếp tục chiếm ưu thế, kế đến là nuôi biển và nuôi nước lợ. Sản lượng thuộc họ chép chiếm 40% tổng sản lượng cá, giáp xác và động vật thân mềm. Tuy nhiên, sản lượng nuôi của giáp xác nói riêng và các loài nuôi biển nói chung đều tăng khá cao trong giai đoạn 2000-2004.

Sản lượng thủy sản thế giới (triệu tấn)

 

2000

2001

2002

2003

2004

2005(1)

Nội địa

Khai thác thủy sản

8,8

8,9

8,8

9,0

9,2

9,6

Nuôi thủy sản

21,2

22,5

23,9

25,4

27,2

28,9

Tổng

30,0

31,4

32,7

34,4

36,4

38,5

Biển

Khai thác thủy sản

86,8

84,2

84,5

81,5

85,8

84,2

Nuôi thủy sản

14,3

15,4

16,5

17,3

18,3

18,9

Tổng

101,1

99,6

101,0

98,8

104,1

103,1

Nội địa+ Biển

Khai thác thủy sản

95,6

93,1

93,3

90,5

95,0

93,8

Nuôi thủy sản

35,5

37,9

40,4

42,7

45,5

47,8

Tổng

131,1

131,0

133,7

133,2

140,5

141,6

Dùng làm thực phẩm

96,9

99,7

100,2

102,7

105,6

107,2

Không làm thực phẩm

34,2

31,3

333,5

30,5

34,8

34,4

Dân số thế giới (tỉ)

6,1

6,1

6,2

6,3

6,4

6,5

Tiêu thụ cá/người (kg)

16,0

16,2

16,1

16,3

16,6

16,6

Chú thích: Bao gồm cả thực vật thủy sinh; (1) Ước tính sơ bộ

Trong 3 thập niên qua, số lượng lao động tham gia khai thác và nuôi thủy sản tăng nhanh hơn so với mức gia tăng dân số thế giới và cũng tăng nhanh hơn so với lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2004, ước tính có khoảng 41 triệu người tham gia lao động thủy sản, đa số thuộc các nước đang phát triển ở châu Á. Trong năm 2004, đội tàu khai thác thủy sản có khoảng 4 triệu chiếc, trong đó 1,3 triệu tàu có công suất lớn và 2,7 triệu tàu có công suất nhỏ hoặc không sử dụng động cơ. Khoảng 86% tàu có công suất lớn tập trung ở châu Á, kế đến là châu Âu (7,8%), Bắc và Trung Mỹ (3,8%), châu Phi (1,3%), Nam Mỹ (0,6%) và châu Đại Dương (0,4%). Đến năm 2005, khoảng ¼ trong số các nhóm nguồn lợi hải sản mà FAO theo dõi biến động sản lượng được khai thác dưới mức cho phép hoặc khai thác ở mức độ hợp lý, trong khi một nửa (½) trong số đó đã bị khai thác đến mức tối đa. Đối với nhóm nguồn lợi nội địa, tình trạng khai thác quá mức xãy ra khá phổ biến, chủ yếu ở các loài có kích thước lớn phân bố trên các sông chính và các loài có kích thước nhỏ nhưng sản lượng cao. 

Năm 2004, tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu đạt giá trị 1,5 tỷ đô-la Mỹ, tăng 23% so với năm 2000; nếu xét trong suốt giai đoạn 2000-2004 thì xuất khẩu thủy sản thế giới tăng 17,3%. Về số lượng thì tổng sản lượng thủy sản tươi xuất khẩu năm 2004 đạt 38% tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng. Tôm vẫn là mặt hàng quan trọng nhất, chiếm khoảng 16,5% tổng giá trị hàng hóa thủy sản thương mại. Kế đến là các loài cá đáy (10,2%), cá ngừ (8,7%) và cá hồi (8,5%). Năm 2004, tỷ lệ bột cá cũng chiếm khoảng 3,3% tổng giá trị thủy sản xuất khẩu và dầu cá chiếm ít hơn 1%.

  1. Nguồn lợi thủy sản:
  1. Nguồn lợi cá biển:

Sản lượng khai thác hải sản trên toàn thế giới nói chung có khuynh hướng bảo hòa trong suốt 10 - 15 năm qua, mặc dù có sự gia tăng hoặc suy giãm ở một vài đối tượng hay khu vực. Kết quả quan sát biến động trữ lượng cho thấy vấn đề khai thác quá mức vẫn chưa khả quan, mặc dù trong những năm 70 và 80 có một số dấu hiệu phục hồi nguôn lợi. Theo kết quả ước tính đến năm 2005, chỉ có ¼ nhóm nguồn lợi hải sản được khai thác chưa vượt mức cho phép, trong đó khai thác dưới mức cho phép chỉ chiếm 2% và khai thác ở mức độ cho phép chiếm 20%. Trong khi đó khoảng một nữa (52%) đã đạt mức khai thác tối ưu, vì vậy sản lượng khai thác của chúng đã đạt đến mức tối đa. Trong một phần tư còn lại, 17% bị khai thác quá mức, 7% khai thác cạn kiệt và 1% đang được phục hồi.

Kể từ khi FAO bắt đầu theo dõi trữ lượng hải sản vào năm 1974 cho thấy tỉ lệ nhóm nguồn lợi khai thác dưới mức cho phép luôn giãm dần, từ 40%  năm 1974 xuống chỉ còn 23% vào năm 2005. Trong cùng khoảng thời gian đó, nhóm nguồn lợi bị khai thác quá mức hoặc cạn kiệt tăng từ 10% vào giữa những năm 70 đến 25% vào đầu những năm 90 và vẫn duy trì ở mức độ đó cho đến nay. Trong khi đó nhóm đạt mức khai thác tối đa chiếm khoảng 50% vào năm 1974, sau đó giãm xuống 45% vào những năm 90 và lại tăng lên 52% vào năm 2005. Trong số 10 nhóm đối tượng khai thác có sản lượng cao nhất (chiếm 30%) đều đã đạt hoặc vượt mức khai thác tối đa, vì vậy chúng ta không thể tăng sản lượng khai thác từ các đối tượng này. Nhìn chung 75% trữ lượng cá biển trên thế giới đã đạt hoặc vượt mức khai thác tối đa, điều đó cho thấy rằng khả năng khai thác nguồn lợi hải sản đã lên đạt mức bảo hòa. Do đó nghề cá cần phải được quan tâm hơn nửa và công tác phát triển nghế cá cũng cần phải được quản lý chặt chẽ hơn. Trong đó đặc biệt chú ý đối với những đối tượng khai thác chủ lực có tập tính di cư xa trong những vùng biển sâu như cá thu và cá ngừ.     

   b. Nguồn lợi cá nội địa:

So với nguồn lợi cá biển, nguồn lợi cá nội địa gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá biến động sản lượng, vì nghề cá nội địa có đặc điểm là rất đa dạng về loại nghề khai thác, cũng như thành phần loài. Ngoài ra, sản lượng khai thác cũng không được ghi nhận theo loài, thậm chí sản lượng khai thác nói chung cũng không được ghi nhân lại. Hơn nữa, hầu hết các hoạt động nghề cá nội địa rãi rác trong các cộng đồng có thu nhập thấp, do đó việc thu thập số liệu cho việc đánh giá hiện trạng nghề cá nội địa là không phải dễ dàng. Tuy nhiên, các nhà khoa học nghề cá cũng đã chỉ cho thấy được sự khai thác quá mức ở nhiều khu vực khai thác. Đối với nguồn lợi cá nội địa, họ chia ra làm hai dạng khai thác quá mức, đó là khai thác quá mức của một đối tượng nhất định và khai thác quá mức hệ sinh thái. Ví dụ như ở Biển Hồ mặc dù sản lượng khai thác năm 2005 khá cao, nhưng hầu hết cá khai thác đều nhỏ. Để khôi phục nghề cá nội địa người ta thực hiện một số giải pháp như: khôi phục lại quần đàn cá, phục hồi hệ sinh thái và nâng cao sự quản lý nghề cá. Tuy nhiên, các giải pháp này chưa được thực hiện một cách rộng rãi, nhất là ở các nước đang phát triển.   

  1. Nuôi trồng thủy sản

Nuôi thủy sản bao gồm cá, giáp xác, nhuyển thể và một số đối tượng nuôi khác có mức tăng trưởng sản lượng từ 3.9% vào năm 1970 lên đến 27.1% năm 2000 và 32.4% vào năm 2004. Từ 1970, tốc độ tăng trưởng từ nuôi trồng thủy sản trung bình là 8.8%/năm trong khi so với khai thác thủy sản chỉ 1.2%/năm. Mức tiêu thụ sản phẩm nuôi thủy sản vào năm 1970 là 0.7kg/người, trong khi đó đến năm 2004 đã lên đến 7.1kg/người, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 7.1%. Sự phát triển của nuôi trồng thủy sản thế giới đóng vai trò quan trọng trong nửa thập kỷ qua, sản lượng tăng từ dưới 1 triệu tấn (1995) lên 59.4 triệu tấn (2004) với giá trị 70,3 tỷ USD; trong đó tăng trưởng trung bình hàng năm là 6.9% về số lượng và 7,7% về giá trị.

Sản phẩm nuôi trồng thủy sản là các đối tượng nuôi ngọt vẫn còn chiếm tỉ trọng lớn (56,6% sản lượng và 50,1 % giá trị), nuôi biển đóng góp 36% sản lượng và 33,6% giá trị, trong khi nuôi lợ chiếm 7,4% sản lượng và 16,3% giá trị. Ta thấy nuôi lợ mặt dù chiếm tỉ trọng thấp về sản lượng, nhưng đã đóng góp tỉ trọng cao về giá trị, điều này cho thấy giá trị cao của nhóm giáp xác và cá nước lợ. Trong năm 2004, có hơn 240 loài thủy sản thuộc 94 họ đã được nuôi trồng, đã tăng 20 loài so với năm 2002, tuy nhiên theo đánh giá của FAO thì số loài được nuôi trên thực tế cao hơn. Theo báo cáo của FAO (2006), sản lượng của 10 nhóm đối tượng nuôi đứng đầu chiếm 61,7% và của 25 nhóm đứng đầu chiếm  86,6%; trong khi đó tỉ lệ này vào năm 2000 là 68,1% và 91%, điều đó cho thấy khuynh hướng đa dạng đối tượng nuôi ngày càng cao. 

Điều đáng chú ý là sự tăng trưởng sản lượng nuôi thủy sản chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng trung bình 10,2% /năm kể từ năm 1970 (Trung quốc là 8,2%/năm), trong khi đó ở các nước phát triển tốc độ tăng trưởng trung bình chỉ là 3,9%/năm.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản của 10 nước có sản lượng cao

Nước

2002

2004

Tăng trưởng

 

Tấn

(%)/năm

Trung Quốc

27767251

30 614 968

5,0

Ấn độ

2187189

2 472 335

6,3

Việt Nam

703041

1 198 617

30,6

Thái Lan

954 567

1 172 866

10,8

Indonesia

914 071

1 045 051

6,9

Bangladesh

786 604

914 752

7,8

Nhật Bản

826 715

776 421

-3,1

Na Uy

545 655

674 979

11,2

Chi lê

550 209

637 993

7,7

Mỹ

497 346

606 549

10,4

Tốc độ tăng trưởng về sản lượng theo các nhóm đối tượng

 Giai đọan

Giáp xác

Nhuyển thể

Cá nước ngọt

Cá nước lợ

Cá biển

Tất cả

 

(%)

1970-2004

18,9

7,7

9,3

7,3

10,5

8,8

1970-1980

23,9

5,6

6,0

6,5

14,1

6,2

1980-1990

24,1

7,0

13,1

9,4

5,3

10,8

1990-2000

9,1

11,6

10,5

6,5

12,5

10,5

2000-2004

19,2

5,3

5,2

5,8

9,6

6,3

 (Trần Đắc Định, Mai Viết Văn và Trần Văn Việt lược dịch và tổng hợp từ báo cáo của FAO 2006)