Nguồn tin: Jurairat Phromjai, Vichai Boonsaeng, Boonsirm Withyachumnarnkul, Timothy W. Flegel, 2002. Detection of hepatopancreatic parvovirus in Thai shrimp Penaeus monodon by in situ hybridization, dot blot hybridization and PCR amplification. Dis Aquat Org 51: 227-232, 2002.
Hepatopancreatic parvovirus (HPV) nhiễm trên tôm sú nuôi (HPV-mon) ở Thái Lan được công bố đầu tiên vào năm 1992 (Flegel et al., 1992). Virus HPV nhiễm trên tế bào gan tuỵ, ảnh hưởng đến vấn đề chậm phát triển và đa số đàn tôm nuôi có kích cỡ nhỏ. Điều này dẫn đến làm giảm lợi nhuận một cách đáng kể. Theo đề nghị của tác giả là cần kiểm tra mầm bệnh HPV trên tôm giống trước khi thả nuôi và sẽ loại bỏ khi giống tôm nhiễm virus HPV (Flegel et al., 1999).
Bằng phương pháp truyền thống phát hiện HPV là dựa vào việc quan sát đặc điểm của thể vùi khi nhuộm H&E (Lightner, 1996), nhưng có kỹ thuật phát hiện virus HPV nhanh hơn được phát triển trong thời gian gần đây đó là những kỹ thuật thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học phân tử (Mari et al., 1995 & Lightner 2000, 2001) và những sản phẩm này được thương mại hoá bởi các công ty DiagXotics, Wilton, CT, USA. Những đoạn mồi và gen dò thương mại của HPV được tổng hợp dựa trên đoạn gen của HPV nhiễm trên Penaeus chinensis (HPV-chin). Sản phẩm khuyếch đại PCR của HPV-chin là 350 bp, trong khi đó của HPV-mon là 732 bp. Điều này cho thấy rằng HPV-mon có trình tự đồng dạng với HPV-chin là 70%. Vì vậy việc sử dụng cặp mồi thương mại và gen dò để phát hiện HPV-mon thì có độ nhạy thấp hơn so với việc phát hiện HPV-chin. Để cải tiến độ nhạy trong việc phát hiên HPV-mon thì nhóm nghiên cứu sử dụng trình tự ADN của sản phẩm khuyếch đại PCR 732 bp từ HPV-mon để tổng hợp cặp mồi (H441F - 5’GCA TTA CAA GAG CCA AGC AG 3’ và H411R - 5’ ACA CTC AGC CTC TAC CTT GT 3’) và gen dò đặc hiệu. Sử dụng cặp mồi vừa được tổng hợp có thể phát hiện HPV-mon với nồng độ ADN tinh khiết rất thấp là 1fg, và sản phẩm khuyếch đại PCR 441 bp gắn với digoxygenin trong việc phát hiện HPV-mon bằng kỹ thuật lai in situ, dot blot cho kết quả dương tính mạnh và đặc hiệu. Ngược lại không có kết quả đối với những loài virus gây bệnh có cấu trúc di truyền là ADN và ADN của tôm. Bằng kỹ thuật PCR, sử dụng dịch huyền phù được lấy từ vùng tổn thương, phân tươi của tôm, hoặc tôm giống nghiền trong 0,025% NaOH/0,0125% SDS làm mẫu thì có thể phát hiện được HPV-mon có lượng ADN ít khoảng 1pg. Bằng kỹ thuật dot blot có thể phát hiện ADN tinh khiết của HPV-mon tại nồng độ 0.01 pg, nhưng trong phân tôm thì cần nồng độ là 1 pg và tôm giống là 0.1 pg.
Người dịch: Ks. Phạm Trần Nguyên Thảo - BM Sinh học và Bệnh Thủy sản.