Nguồn tin: K Yoganandhan, J Sri Widada, J R Bonami and A S Sahul Hameed, 2005. Simultaneous detection of Macrobrachium rosenbergii nodavirus and extra small virus by a single tube, one-step multiplex RT-PCR assay. Journal of Fish Diseases 2005, 28, 65 – 69.

Tóm tắt

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) giống bị nhiễm bệnh đục thân được thu từ những trại và ao ương tôm ở Ấn Độ. Tác nhân gây bệnh được phát hiện là Macrobrachium rosenbergii nodavirus (MrNV) và extra small virus (XSV). Phức hợp PCR phiên mã ngược (mRT-PCR) một bước được phát triển để phát hiện những loại virus này trong tôm nhiễm bệnh ngoài tự nhiên và trong tôm gây cảm nhiễm.

Một vài thông số (nhiệt độ gắn mồi, số chu kỳ, nồng độ mồi, thời gian gắn mồi và hàm lượng ARN) được điều chỉnh để tối ưu hóa cho qui trình phù hợp với việc xác định đồng thời hai loại virus trên. Qui trình mRT-PCR như sau: phiên mã ngược ở 520C trong 30 phút, biến tính ở 940C trong 2 phút, lặp lại 30 chu kỳ: 940C trong 40 giây, 550C trong 40 giây, 680C trong 1 phút, và bước cuối cùng 680C trong 10 phút. Qui trình sử dụng cặp mồi (F) 5’- GAT ACA GAT CCA CTA GAT GAC C -3’ và (R) 5’- GAC GAT AGC TCT GAT AAT CC –3’để khuếch đại đoạn gen của MrNV; (F) 5’- GGA GAA CCA TGA GAT CAC G -3’ và (R) 5’- CTG CTC ATT ACT GTT CGG AGT C -3’ để khuếch đại đoạn gen của XSV. Tôm nhiễm bệnh bên ngoài tự nhiên và tôm gây cảm nhiễm cho sản phẩm khuếch đại mRT-PCR 681bp từ MrNV và 500bp từ XSV. Tôm trưởng thành gây cảm nhiễm cho thấy rõ sự hiện diện của 2 loại virus ở tất cả các cơ quan, trừ gan tụy và cuống mắt. Phức hợp mRT-PCR này có thể phát hiện được đồng thời 2 loại virus với hàm lượng ARN là 25fg được chiết tách từ các mẫu tôm bệnh.
Qui trình mRT-PCR thuận tiện cho việc phát hiện MrNV, XSV trong tôm giống ở các trại ương tôm, các nghiên cứu liên quan đến phương thức lây nhiễm của virus, các cá thể mang mầm bệnh tiềm ẩn, trong nghiên cứu dịch tễ học và tất cả các nhân tố quan trọng trong việc kiểm soát virus ở các trại ương tôm và ao tôm.

Người dịch: Ks. Trần Thị Mỹ Duyên, BM Sinh học & Bệnh Thủy sản, Khoa Thuỷ sản, Đại học Cần Thơ.