Pangasius krempfi

 

Pangasius krempfi (Fang and Chaux, 1949)

 

 

 

 


Photo: Roberts T.R.
http://www.fishbase.org/

Họ

Pangasiidae

Bộ:  

Siluriformes

Lớp phụ: 

 

Lớp:

Actinopterygii

Tên tiếng việt:

Cá Bông Lau

Tên tiếng Anh:

 

Kích thước tối đa:

120 cm, 14 kg

Hình thái:

A. 30-32; D.II, 7;  P.I.(9-10); V.1, 6; Gr. 17- 21; Vert. 52. Đầu nhỏ, dẹp bên. Mõm nhọn ở cá con và tròn ở cá trưởng thành. Miệng cận dưới, hình nón, rộng ngang và không co duỗI được. Có hai đôi râu: Đôi râu mép kéo dài đến hoặc vượt quá gốc vi ngực, đôi râu hàm kéo dài đến điểm cuối của xương nắp mang. Mắt tròn, nhỏ. Phần trán giữa hai mắt rộng và cong lồi. Răng vòm miệng gồm 4 đám: Hai đám răng lá mía hình chữ nhật nằm kề nhau ở giữa (chiều rộng phải – trái tương đương 3 lần chiều dài trước sau); Hai đám răng khẩu cái nằm ở hai bên. Lược mang trên cung mang thứ I có môt hàng (Số lượng dao động trong khoảng 17-21 cái). Bóng hơi kín, kéo dài từ xoang bụng đến gốc các tia vi hậu môn cuối cùng, có 3 thuỳ: Thuỳ trước ngắn, hai thuỳ sau nhỏ và dài. Thân trần, thon dài, dẹp bên. Bụng thon. Cuống đuôi thon dài. Vi lưng và vi ngực có gai cứng, mặt sau các gai này có răng cưa. Mặt lưng của thân và đầu màu xanh lục. Bụng màu trắng sữa. Các vi màu trắng trong.

Phân bố:

Vùng biển Đông (Shanwei, Paihai thuộc Quảng Đông Trung Quốc) sông Huế, sông Mekong thuộc tỉnh Nongkhai và Ubol của Thái Lan, Cambodia, các con sông lớn và bờ biển Đông của đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam.

Môi trường sống

Những thủy vực nước chảy như những con sông lớn  vùng nước ngọt, vùng cửa sông và biển ven bờ.

Đặc điểm sinh học:

Cá Bông lau có thể ăn giáp xác, nhuyển thể, mùn bả hữu cơ, cá con và thực vật thuỷ sinh (lá bần non); Chiếm ưu thế trong phổ dinh dưỡng của cá Bông lau là các loài động vật như: Giáp xác (64.5%), nhuyển thể và cá. Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá Bông lau theo phương trình: W = 0.0054L3.0649  với hệ số tương quan R= 0.9361. Theo ngư dân vùng cửa sông Cửu Long (Cửa Đại, Hàm Luông, Đại Ngãi, Trần Đề) cá Bông lau sinh sản vào mùa mưa. Đây là một trong những loài cá có tập tính di cư, theo ngư dân thuộc tỉnh An Giang: Từ tháng11-12 những cá thể đạt kích cở tham gia sinh sản đi từng đàn từ vùng lợ mặn vào vùng nước ngọt (Vàm Nao) thuộc sông Hậu để vỗ béo. Từ tháng 1-2 hàng năm, từng đàn cá lại từ khu vực Vàm Nao xuôi dòng trở xuống vùng lợ mặn. Mẫu cá Bông lau con có kích thước nhỏ nhất có chiều dài L = 15.4cm (# 40g) thu được ở ở vùng cửa Đại, Hàm Luông vào tháng 4/1997.

Giá trị kinh tế:

Cá có kích thước lớn, thịt rất ngon, là một trong những món ăn đặc sản ở vùng đồng bằng Cửu Long.

Tham khảo:

Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến và Hứa Bạch Loan, 1992;

Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993)

Rainboth (1996)

Nguyễn Bạch Loan (1998)

http://www.fishbase.org/