Babylonia areolata (Sweet snail) |
||
Babylonia areolata (Link, 1807) |
|
|
Họ: |
Bucinidae |
|
Bộ: |
Neogastropoda |
|
Lớp phụ: |
Prosobranchia |
|
Lớp: |
Gastropoda |
|
Tên tiếng việt: |
Ốc hương |
|
Tên tiếng Anh: |
Sweet snail |
|
Kích thước tối đa: |
|
|
Hình thái: |
Ốc hương có vỏ khá mỏng nhưng chắc chắn, dạng bậc thang, tháp vỏ bằng ½ chiều dài của vỏ. Da vỏ màu trắng có điểm những hàng phiến vân màu tím, nâu, nâu đậm hình chữ nhật, hình thoi. Miệng vỏ có hình bán nguyệt, mặt trong vỏ có màu trắng sứ, lỗ trục vỏ sâu, rõ ràng. |
|
Phân bố: |
Trên thế giới: Ốc hương phân bố chủ yếu ở Ấn độ -Tây Thái bình dương. Ở một số vùng biển thuộc Srilanka, Trung quốc và Nhật bản. Ở vịnh Thailand loài Babylonia areolata phân bố ở độ sâu 5-15m, chất đáy cát bùn. Trong nước: Phân bố rải rác từ Bắc vào Nam, trong đó khu vực phân bố chính thuộc các tỉnh Thanh hóa, Nghệ an, Hà tĩnh, Quảng bình, Quảng trị và đặc biệt nhiều ở Bình thuận, Vũng tàu. |
|
Môi trường sống |
Ở Việt nam, khu vực ốc hương phân bố thường cách xa bờ 2-3 km, có nền đáy gồ ghề tương đối dốc, chất đáy là cát hay cát pha lẫn mùn bã hữu cơ, độ sâu trung bình 8- 12m. Ốc hương sống vùi ở đáy cát. |
|
Đặc điểm sinh học: |
Đặc điểm dinh dưỡng của ốc hương thay đổi theo giai đoạn phát triển. Ấu trùng dinh dưỡng bằng noãn hoàng khi còn trong bọc trứng. Ở giai đoạn veliger ấu trùng có khả năng ăn các loài tảo đơn bào như Nannochloropsis, Chaetoceros, Chlorella… sau đó là tảo Platymonas. Khi chuyển sang giai đoan bò lê dưới đáy, ốc hương chuyển sang ăn mồi động vật như tôm cá, động vật thân mềm 2 vỏ. Ốc hương ăn xác động vật, kể cả ốc hương chết nhưng đặc biệt chúng không ăn lẫn nhau khi còn sống. Trong điều kiện nuôi nhân tạo, ốc hương có thể biến thái vào ngày tuổi thứ 19 và đạt chiều dài ~ 949,5 µm, sau 40 ngày ương vỏ có thể đạt chiều cao 6,96 ± 0,93 mm. Ốc có kích thước càng nhỏ thì tốc độ tăng trưởng càng cao, nhanh nhất là nhóm 1- 10 và 10 - 20 mm và chậm nhất gần như không đáng kể là nhóm kích cỡ trên 40 mm. Ốc hương là loài có giới tính phân biệt và thụ tinh trong. Quan sát vỏ ngoài không thể phân biệt ốc đực và ốc cái qua màu sắc và hình dạng vỏ. Tuy nhiên có thể phân biệt đực cái qua gai giao cấu ở gốc xúc tu phải con đực và lỗ sinh dục ở mặt dưới bàn chân con cái. |
|
Giá trị kinh tế: |
Có giá trị kinh tế |
|
Tham khảo: |
Nguyễn Thị Xuân Thu et al., 2006. Đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi ốc hương. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh. 77 trang. http://www.fistenet.gov.vn/admin/assets/ThanhtuuKHCN/oc-huong.jpg (2/4/2007) |
Tổng hợp tài liệu: Ts. Ngô Thị Thu Thảo