Nguồn tin: Idsariya Wudtisin & Claude E Boyd. 2006. Physiscal and chemical characteristics of sediments in catfish, freshwater prawn and carp ponds in Thailand. Aquaculture Reasearch. Vol 37 (12) 1202 – 1214 2006.

Tóm tắt

Mẫu đất được thu từ 42 ao cá trê (Clarias hybrid), 40 ao nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) và 18 ao nuôi cá chép (Puntius spp.) tại Thái Lan. Kết quả phân tích cho thấy rằng tuổi của ao nuôi (1-30 năm) không ảnh hưởng đến tính chất lý hoá học của ao nuôi.

Đọc tiếp....

Nguồn tin: Chanratchakool, P. 2003. Problems in Penaeus monodon culture in low salinity areas. AQUACULTURE-ASIA January-March 2003 Vol. III No. 1:54-56

Tôm sú (Penaeus monodon) có thể tồn tại và sinh trưởng trong nước có nồng độ muối từ 2 đến 45 ppt. Vì vậy, nông dân nuôi tôm có thể mở rộng sản xuất đến nhiều vùng khác nhau. Tuy nhiên, nồng độ muối quá cao hay quá thấp luôn gây nên những trở ngại hơn so với nồng độ muối thích hợp, nồng độ muối thích hợp cho tôm sú nằm trong hkoảng 15-25 ppt. Nuôi tôm trong độ muối cao hơn 30 ppt có thể gặp trở ngại về bệnh, đặc biệt là virus đốm trắng hoặc đầu vàng và vi khuẩn phát sáng. Vì vậy, nhiều nông dân nuôi tôm chuyển đến vùng nước lợ và nước ngọt.

Đọc tiếp....

Nguồn tin: C.Kwei Lin, Yang Yi, Madhad K. Shrestha, Raghunath B. Shivappa, M.A. Kabir Chowdhury and James S. Diana. Management of Organic Matter and Nutrient Regeneration in Pond Bottoms. PD/A CRSP Sixteenth Annual Technical Report.

Tóm tắt:

Bài báo cáo này trình bày kết quả của hai thí nghiệm được tiến hành trên 12 ao đất ở Viện Công nghệ Á Châu, Thái Lan, từ 11/1997-4/1998. Thí nghiệm thứ nhất được tiến hành trong 149 ngày để đánh giá ảnh hưởng của điều kiện hiếu khí và yếm khí của đáy ao lên sự phân hủy vật chất hữu cơ, sự giải phóng muối dinh dưỡng, hiệu quả làm giảm vật chất hữu cơ ở nền đáy của cá chép và chu kỳ dinh dưỡng trong ao nuôi cá rô phi. 

Đọc tiếp....

Nguồn tin: Trần Ngọc Hải, Nguyễn Thanh Phương, Hồ Quốc Việt, Trần Minh Nhứt và Huỳnh Trường Giang, 2005. Nghiên cứu cơ sở môi trường nước cho nghề nuôi tôm sinh thái vùng rừng ngập mặn Cà Mau – Là đề tài nghiên cứu khoa học Cấp Bộ - Trường Ŀại học Cần Thơ, mã số đề tài: B-2003-31-69, 65 trang.

Tóm tắt:

Mô hình nuôi tôm kết hợp với rừng ngập mặn đã được hình thành và phát triển ở Cà Mau từ thập niên 80 nhằm bảo vệ và phát triển rừng vừa tạo kinh tế ổn định cho người sản xuất thông qua nuôi thủy sản. Mô hình này đã được Naturland (SIPPO) công nhận là nuôi mô hình nuôi tôm sinh thái ở Lâm Ngư Trường 184 Cà Mau từ năm 2001. 

Đọc tiếp....

Nguồn tin: Lin C.K. and Y. Yi (2003). Minimizing environment impacts of freshwater aquaculture and reuse of pond effluents and mud. Aquaculture 226, 57-68.

Tóm tắt:

Ở Châu Á có nhiều hệ thống nuôi thủy sản đang được áp dụng, chủ yếu là hệ thống nuôi ao bán thâm canh có sử dụng phân bón và nuôi thâm canh cung cấp thức ăn hoàn chỉnh. Bài báo này mô tả nhiều phương pháp khác nhau nhằm làm giảm tối đa tác động của nuôi thủy sản đến môi trường và tái sử dụng nước thải và bùn đáy nhờ một loạt ao thí nghiệm nuôi hầu hết các loài cá thường gặp ở Thái Lan, cá trê lai (Clarias macrocephalus x Clarias gariepinus), và cá rô phi (Oreochromis niloticus). 

Đọc tiếp....

Nguồn tin: G. Suantika a,*, P. Dhert a, G. Rombaut b, J. Vandenberghe c, T. De Wolf d, P. Sorgeloos a, 2001. The use of ozone in a high density recirculation system for rotifers. Laboratory of Aquaculture and Artemia Reference Center.

Tóm tắt:

Việc sử dụng ozon trong xử lý chất thải của hệ thống tuần hoàn kín cho luân trùng có ý nghĩa quan trọng trong cải tiến sản phẩm luân trùng và chất lượng nước. So sánh với phương pháp đối chứng không sử dụng ozon cho thấy, nuôi luân trùng có sử dụng Ozon cho sinh khối cao (16000 so với 8000 luân trùng/ml), và còn cho phép kéo dài thời gian nuôi khoảng 4 ngày so với đối chứng. 

Đọc tiếp....

Nguồn tin: Judith Bender, Peter Phillips. 2004. Microbial mats for multiple applications in aquaculture and bioremediation. Bioresource Technology 94: 229–238

Tóm tắt:

Thảm vi sinh xuất hiện trong tự nhiên như các cộng đồng của tảo lam và vi khuẩn nhưng chúng có thể được nuôi với quy môi lớn và được sử dụng với nhiều chức năng khác nhau. Chúng là các phức hệ, nhưng yêu cầu một số bổ sung từ bên ngoài. 

Đọc tiếp....

Nguồn tin: Angela D. Schulze, Abayomi O. Alabi, Adele R. Tattersall-Sheldrake, Kristina M. Miller, 2006. Bacterial diversity in a marine hatchery: Balance between pathogenic and potentially probiotic bacterial strains. In Aquaculture 256, 50-73.

Tóm tắt

Các trại giống hải sản có quần thể vi sinh vật đa dạng, bao gồm một số loài gây bệnh, một số loài không gây bệnh và một số loài hữu ích, và khả năng duy trì sự cân bằng thích hợp của các nhóm vi sinh này có thể là chìa khoá thành công trong việc quản lý môi trường nuôi.

Đọc tiếp....

Nguồn tin: Grommen R., Dauw L. and Verstrate W. 2005. Elevated salinity selects for a less diverse ammonia-oxidizing population in aquarium biofilter. In FEMS Microbiology Ecology, Vol.52, Issue 1, pp 1-11

Tóm tắt

Hoạt động và sự thay đổi thành phần của quần thể vi khuẩn oxy hóa ammonia thuộc lớp phụ B Proteobacteria đã được theo dõi trong bể lọc sinh học nước ngọt và nước biển nhân tạo trong thời gian 2 tháng sau khi cấy vi khuẩn nitrate hóa vào.

Đọc tiếp....

Nguồn tin: Yanbo Wang, Zhenli He. 2009. Effect of probiotics on alkaline phosphatase activity and nutrient level in sediment of shrimp, Penaeus vannamei, ponds. Aquaculture 287 (2009) 94–97.

Tóm tắt:

Ảnh hưởng của vi sinh vật hữu ích (men vi sinh) lên họat tính của phosphate kiềm (APA) và hàm lượng dinh dưỡng (Tổng lân: TP, tổng lân vô cơ: TIP, tổng lân hữu cơ: TOP, tổng carbon hữu cơ: TOC và tổng đạm: TN) trong nền đáy các ao nuôi tôm thẻ chân trắng, Penaeus vannamei đã được theo dõi.

Đọc tiếp....