Nguồn tin: C.Kwei Lin, Yang Yi, Madhad K. Shrestha, Raghunath B. Shivappa, M.A. Kabir Chowdhury and James S. Diana. Management of Organic Matter and Nutrient Regeneration in Pond Bottoms. PD/A CRSP Sixteenth Annual Technical Report.

Tóm tắt:

Bài báo cáo này trình bày kết quả của hai thí nghiệm được tiến hành trên 12 ao đất ở Viện Công nghệ Á Châu, Thái Lan, từ 11/1997-4/1998. Thí nghiệm thứ nhất được tiến hành trong 149 ngày để đánh giá ảnh hưởng của điều kiện hiếu khí và yếm khí của đáy ao lên sự phân hủy vật chất hữu cơ, sự giải phóng muối dinh dưỡng, hiệu quả làm giảm vật chất hữu cơ ở nền đáy của cá chép và chu kỳ dinh dưỡng trong ao nuôi cá rô phi. 

Thí nghiệm bao gồm 4 nghiệm thức: (A) cá rô phi nuôi đơn và có xáo trộn nước; (B) cá rô phi nuôi đơn và không xáo trộn nước; (c) nuôi ghép cá rô phi –cá chép và có xáo trộn nước; (D) nuôi ghép cá rô phi-cá chép và không xáo trộn nước. Cá rô phi chuyển giới tính cỡ 8-12g được thả với mật độ 2 con/m2, cá chép cỡ 13-17 g được thả với mật độ 0,3 con/m2. Tất cả các ao được bón phân gà với liều lượng 1.000 kg/ha/tuần (tính trên vật chất khô) để tạo ra đáy ao yếm khí. Đáy ao hiếu khí ở nghiệm thức A và C được tạo ra bằng một máy bơm chìm (0,5 kW) đặt cách đáy ao 30 cm để xáo trộn nước tầng mặt và tầng đáy. Thí nghiệm thứ hai được tiến hành trong 30 ngày trong các ao được sử dụng trong thí nghiệm 1 để đánh giá điều kiện vật lý và hóa học trong quá trình phân hủy của vật chất hữu cơ và sự giải phóng muối dinh dưỡng trong quá trình phơi ao. Sáu trong 12 ao được cấp đầu nước sau khi thu hoạch cá và thu mậu đất, trong khi 6 ao còn lại được phơi trong vòng 1 tháng, sau đó mới cấp nước. Nuôi ghép cá chép-rô phi có hiệu quả trong chu trình dinh dưỡng và có hiệu trong việc làm giảm vật chất hữu cơ nếu tăng mật độ cá chép. Sự xáo trộn nước trong thí nghiệm làm giảm sinh trưởng của phytoplankton cả trong ao nuôi đơn và ao nuôi ghép. Sự xáo trộn nước không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá rô phi trong ao nuôi đơn nhưng làm làm giảm sinh trưởng của cả cá rô phi và cá chép trong ao nuôi ghép (P<0,05). Kết quả cũng cho thấy phơi ao thì sự phân hủy vật chất hữu cơ khác biệt không ý nghĩa so với không phơi đáy ao.

Người dịch: Trương Quốc Phú - Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.