Nguồn tin: Takayuki KOBAYASHI, Toshiya NAGASE, Akinori HINO và Toshio TAKEUCHI. 2008. Effect of combination feeding of Nannochloropsis and freshwater Chlorella on the fatty acid composition of rotifer Brachionus plicatilis in a continuous culture. Aquaculture Nutrition 2008. doi: 10.1111/j.1365-2095.2008.00608.x 

Tóm tắt:

Một hệ thống nuôi luân trùng liên tục được bố trí để tìm hiểu về ảnh hưởng của việc kết hợp cho ăn hai loài tảo Nannochloropsis oculata (N) mật độ cao và Chlorella nước ngọt cô đặc (FC) lên thành phần acid béo của luân trùng Brachionus plicatilis kích thước lớn (L-type) khi được nuôi liên tục.

Việc cung cấp tảo vào bể nuôi đựoc tiến hành theo 3 bước kế tiếp nhau: cho ăn N → cho ăn N+FC→ cho ăn FC. Luân trùng được nuôi ở nhiệt độ 24oC và độ mặn 25-27ppt trong các bình 2lít với 50% lượng nước được thay hàng ngày. Sự kết hợp cho ăn hai loài tảo N+FC có hiệu quả làm tăng mật độ luân trùng. Luân trùng ăn N+FC có nhiều lipid không cực (non-polar) hơn là lipid có cực và nó tương tự như luân trùng chỉ ăn tảo N và ngược lại với luân trùng chỉ ăn tảo FC. Luân trùng ăn N+FC có hàm lượng 16:2, 18:2n-6 (linoleic acid [LA]) và 20:2n-6 cao hơn nhưng hàm lượng 18:1, 20:4n-6 (arachidonic acid), 20:5n-3 (eicosapentaenoic acid [EPA]) và 22:5n-3 (docosapentaenoic acid [DPA]) lại thấp hơn so với luân trùng chỉ ăn N trong khi đó luân trùng ăn N+FC có hàm lượng 16:1n-7, EPA và DPA cao hơn nhưng hàm lượng 16:2 và LA lại thấp hơn luân trùng chỉ ăn FC. Thêm nữa luân trùng ăn N+FC có nhiều DPA trong lipid có cực hơn trong lipid không cực. Tỷ lệ n-3/n-6 trong luân trùng ăn N+FC là 0.9-1 và tỷ lệ này khác biệt có ý nghĩa so với luân trùng chỉ ăn N (0.4) và chỉ ăn FC (6.6-8.4). Vì vậy có thể suy luận rằng thành phần acid béo của luân trùng nuôi với tảo N+FC trong hê thống nuôi liên tục bị ảnh hưởng bởi cả hai loại tảo N và FC và việc kết hợp cho ăn cả hai loại tảo này sẽ có hiệu quả trong việc điều chỉnh tỷ lệ n-3/n-6 ở luân trùng được nuôi liên tục.