Nguồn tin: M. Asaduzzaman, M.A. Wahab, M.C.J. Verdegem, S. Huque, M.A. Salam, M.E. Azim. 2008. C/N ratio control and substrate addition for periphyton development jointly enhance freshwater prawn Macrobrachium rosenbergii production in ponds. Aquaculture 280 (2008) 117–123. 

Tóm tắt:

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của việc kiểm soát tỷ lệ C/N trong các ao nuôi tôm càng có và không có giá thể cho tảo bám phát triển lên năng suất tôm nuôi.

Các tỷ lệ C/N là 10, 15 và 20 được bố trí trong các ao nuôi có diện tích 40m2 (có và không có giá thể cho tảo bám phát triển) và được thả nuôi tôm càng (trọng lượng 5.023±0.02 g) với mật độ 2 con/m2. Các nghiệm thức được kết hợp nhiều tỷ lệ C/N khác nhau với việc để và không để giá thể được ký hiệu tắt là ‘CN10’, ‘CN15’, ‘CN20’, ‘CN10+P’, ‘CN15+P’ and ‘CN20+P’, với P thể hiện là ao có để giá thể.
Trong quá trình nuôi, một loại thức ăn viên địa phương có hàm lượng protein thô là 30% và tỷ lệ C/N là 10 được sử dụng làm thức ăn cho tôm. Bột khoai mì được sử dụng như là nguồn Carbonhydrate để điều chỉnh tỷ lệ C/N và nó được rải vào ao riêng biệt với thức ăn của tôm. Tăng tỷ lệ C/N từ 10 lên 20 sẽ làm giảm lượng TAN, NO2-N, NO3-N trong môi trường ao nuôi và tổng đạm Kjeldahl (TKN) trong nền đáy ao nuôi (P<0.001). Việc thả thêm giá thể vào ao chỉ ảnh hưởng tới hàm lượng NO2-N trong nước (P<0.001). Tăng tỷ lệ C/N kéo theo việc gia tăng quần thể vi khuẩn dị dưỡng (THB) trong nước, nền đáy và tảo bám (P<0.01). Nó cũng làm tăng vật chất hữu cơ khô (DM), tro không từ vật chất hữu cơ khô (AFDM) và hàm lượng Chlorophyla của tảo bám (P<0.001). Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) thấp nhất, hệ số thức ăn (FCR) cao nhất và tỷ lệ sử dụng protein thấp nhất (PFR) được ghi nhận ở nghiệm thức CN10 (P<0.05). Việc thêm vào giá thể không ảnh hưởng đến kích thước của tôm khi thu hoạch (P>0.05) nhưng đã cải thiện tỷ lệ sống từ 62.8% lên 72% (P<0.001). Việc tăng tỷ lệ C/N từ 10 lên 20 làm tăng năng suất thực (net yield) lên 40% và thả thêm giá thể làm tăng thêm 23%. Sự kết hợp giữa các tỷ lệ C/N và thả giá thể khiến năng suất thực tăng lên thêm 75% (từ 309 (CN10) lên 540 (CN20+P)kg/ha sau 120 ngày nuôi). 75% năng suất tăng thêm này xuất phát từ: (1) hàm lượng N vô cơ thấp hơn và (2) mật độ vi khuẩn dị dưỡng cao hơn đã cung cấp một nguồn protein từ các tế bào vi khuẩn này làm tăng năng suất tôm, cuối cùng (3) năng suất và chất lượng tảo bám được cải thiện.

Người dịch:Ths. Nguyễn Thị Hồng Vân (This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.), TT Ứng dụng và chuyển giao công nghệ TS, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.