Nguồn tin: CHO, S.H., J. PARK, C. KIM and J.H. YOO. 2008. Effect of casein substitution with fishmeal, soybean meal and crustacean meal in the diet of the abalone Haliotis discus hannai Ino. Aquaculture Nutrition, Volume 14, Pages 61-66.
Tóm tắt:
Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của việc thay thế Casein trong thức ăn cho bào ngư, Haliotis discus hannai Ino được tiến hành trong 16 tuần. Bào ngư sử dụng cho thí nghiệm này có trọng lượng ban đầu là 13,5 ± 0,12g, được bố trí cho ăn các nghiệm thức thức ăn sau:
CS: thức ăn chứa 350g casein/kg thức ăn
FS: thay thế toàn bộ Casein bằng: 300g bột cá + 200g bột đậu nành cho 1 kg thức ăn
FSK: thay thế toàn bộ Casein bằng: 200g bột cá + 200g bột đậu nành + 130g bột nhuyễn thể cho 1 kg thức ăn.
FSC: thay thế toàn bộ Casein bằng: 200g bột cá + 200g bột đậu nành + 280g bột cua đỏ cho 1 kg thức ăn
FSS: thay thế toàn bộ Casein bằng: 200g bột cá + 200g bột đậu nành + 130g bột đầu tôm cho 1 kg thức ăn
FSG: thay thế toàn bộ Casein bằng: 300g bột cá + 200g bột đậu nành +50g phụ phẩm trà xanh cho 1kg thức ăn
ST: thức ăn là tảo biển (nghiệm thức đối chứng).
Khi kết thúc thí nghiệm tăng trọng, dài vỏ và rộng vỏ của bào ngư được cho ăn các loại thức ăn sử dung các nguyên liệu thay thế Casein (FS, FSK, FSC, FSS và FSG) khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức CS. Tuy nhiên, bào ngư ở tất cả các nghiệm thức được cho ăn bằng thức ăn phối chế đều có tăng trọng và rộng vỏ lớn hơn so với bào ngư được cho ăn bằng tảo biển (nghiệm thức ST). Các kết quả thu được từ nghiên cứu này cho thấy lượng Casein trong khẩu phần thức ăn của bào ngư có thể được thay thế hiệu quả bằng việc sử dụng phối hợp các nguyên liệu bột cá, bột đậu nành, bột nhuyễn thể, bột cua và (hoặc) bột đầu tôm mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của bào ngư.
Người dịch:Ths. Bùi Châu Trúc Đan (This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.), BM Kỹ thuật nuôi Thủy sản nước ngọt, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.