Nguồn tin: Ian M. Ruscoe, Graham R. Williams, Colin C. Shelley. 2003. Limiting the use of rotifers to the first zoea l stage in mud crab (Scylla serrata Forskal) larval rearing. Aquaculture 231 (2004), page: 517–527. (http://www.elsevier.com/locate/aqua-online)
Tóm tắt
Nuôi cua (Scylla spp.) thương phẩm ở một số quốc gia bị hạn chế do thiếu cua giống. Quy trình ương ấu trùng cua Scylla serrata đã được thiết lập. Hai thí nghiệm được tiến hành để tìm hiểu nhu cầu luân trùng trong chế độ cho ăn ấu trùng cua S. serrata. Các thí nghiệm này kiểm tra về thời gian đưa luân trùng vào bể và khi hết luân trùng trong bể, và quy trình kết hợp cho ăn với Artemia
Thí nghiệm đầu tiên cho thấy rằng luân trùng thì cần thiết trong chế độ cho ăn để giúp ích cho sự tăng trưởng và tỷ lệ sống; khi chỉ sử dụng một nguồn thức ăn suốt giai đoạn Zoea 1 thì tỷ lệ sống tốt hơn là khi kết hợp với Artemia. Kết quả cho thấy rằng khi luân trùng bị loại bỏ ở giai đoạn Zoea 3 của nghiệm thức kết hợp thức ăn thì không có ảnh hưởng bất lợi đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua. Tỷ lệ sống cuối cùng đạt được ở giai đoạn Megalop là 58,67±7,35% khi luân trùng là thức ăn đơn đến giai đoạn Zoea 2 và kế đến là kết hợp với Artemia cho đến giai đoạn Megalop. Ấu trùng cua chỉ cho ăn bằng Artemia trong suốt giai đoạn ương nuôi có thời gian đạt đến Megalop dài hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn. Thí nghiệm 2 nghiên cứu những ảnh hưởng lên tỷ lệ sống khi luân trùng không tiếp tục cho ăn ở giai đoạn Zoea 2, Zoea 3, Zoea 4, Zoea 5 và khi luân trùng được cho ăn đến giai đoạn Megalop. Ở những nghiệm thức này, Artemia được cung cấp từ giai đoạn Zoea 2 trở đi. Nghiệm thức đối chứng (không sử dụng luân trùng mà chỉ sử dụng đơn lẻ Artemia) cho thấy rằng, luân trùng đặc biệt quan trong ở những giai sớm, làm tăng tỷ lệ sống và sự tăng trưởng. Nếu không có luân trùng, sự lột xác của ấu trùng cua bị trở ngại và tỷ lệ sống thấp đáng kể trong suốt hai giai đoạn Zoea đầu tiên. Điều này cũng khác biệt đáng kể về tỷ lệ sống ở giai đoạn Megalop và nó tỷ lệ nghịch giữa thời gian sử dụng luân trùng với tỷ lệ sống đến giai đoạn Megalop. Tỷ lệ sống cao nhất đạt được là 78±5,54% khi không sử dụng luân trùng ở chế độ cho ăn từ giai đoạn Zoea 2. Nghiệm thức không sử dụng luân trùng có tỷ lệ sống thấp nhất (32±7,51%). Những thiết lập thử nghiệm này cho thấy rằng khi luân trùng không có sẵn lắm trong ương ấu trùng cua thì việc sử dụng chúng nên giới hạn đến giai đoạn Zoea 1 để đạt được tỷ lệ sống và sự tăng trưởng cao nhất.
Người dịch: Ks. Huỳnh Hàn Châu, Bộ môn kỹ thuật nuôi Hải sản, Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ.