Nguồn tin: Suantika G., P. Dhert, E. Sweetman, E. O’Brien, P. Sorgeloos (2003). Technical and econmical feasibility of a rotifer recirculation system. Aquaculture 227, 173-189
Tóm tắt:
Nghiên cứu thực hiện nhằm xác định khả năng ứng dụng hệ thống tuần hoàn trong nuôi sinh khối luân trùng ở qui mô công nghiệp. Luân trùng được nuôi trong bể 750 l ở 3 mật độ cấy ban đầu là 3.000, 5.000 và 7.000 con/ml trong hệ thống tuần hoàn khép kín.
Năng suất thu hoạch hằng ngày đạt khoảng 2,2 tỉ luân trùng trong suốt 3 tuần ở tất cả các nghiệm thức. Chất lượng nước được duy trì nhờ hệ thống tách đạm, ozone và lọc sinh học. Mật độ vi khuẩn được duy trì ổn định trong suốt thời gian nuôi (106 CFU/ml trong môi trường marine agar và 104 CFU/ml trong môi trường TCBS sau 15 và 23 ngày tương ứng). Không có sự khác biệt với hàm lượng HUFA và protein trong luân trùng khi nuôi trong hệ thống tuần hoàn và hệ thống nuôi theo mẽ thông thường. Vốn đầu tư và chi phí vận hành hằng năm trong hệ thống nuôi luân trùng tuần hoàn giảm 43 % so với hệ thống nuôi theo mẽ. Trong một năm sản xuất theo hệ thống này, vốn đầu tư giảm 46 %, công lao động giảm 65 % và chi phí thức ăn giảm 21 %. Nhìn chung, có khả năng sử dụng hệ thống tuần hoàn nuôi luân trùng đơn giản, năng suất ổn định, đạt hiệu quả kinh tế và kỹ thuật.
Người dịch: Trần Sương Ngọc-Khoa Thuỷ sản, Đại học Cần Thơ