Nguồn tin: I Chiu Liao1, Wann-Sheng Tsai, Ting-Shih Huang and Shinn-Lih Yeh. New Aquaculture Species in Taiwan. Taiwan – Australia Aquaculture, Fisheries Resources and Management Forum IV. November 18 – 19, 2008. 98: 45-47.

Tóm tắt:

Những ước tính tạm thời của FAO cho thấy rằng số người thiếu dinh dưỡng năm 2007 gia tăng thêm 75 triệu người, 2003 – 2005 ước tính khoảng 848 triệu

Như vậy trong năm 2007 trên toàn thế giới có khoảng 923 triệu trong tình trạng thiếu đói, trong đó 907 triệu tập trung ở các nước đang phát triển. Giá cả xăng dầu, phân bón leo thang đã tác động mạnh mẽ đến vấn đề thực phẩm. Giá lương thực thực phẩm tăng đến 52% từ 2007 đến 2008 và giá phân bón tăng gần gấp 2 lần so với trước đây (FAO, 2008a). Số người sống dưới mức nghèo khổ có khả năng gia tăng trong tương lai. Hay nói khác đi mối quan tâm lớn nhất của chúng ta hiện nay là phải làm sao giảm số người suy dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp đủ lương thực thực phẩm và các vấn đề liên quan khác. Vì vậy nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh bắt thủy sản và nuôi trồng thủy sản sẽ là một trong những mũi nhọn và sẽ tỏa sáng trong tương lai (Liao, 2008).

Nhu cầu về sản phẩm thủy sản tiếp tục gia tăng:

Đại dương trên thế giới cung cấp một lượng lớn về thủy sản cho toàn hành tinh. Đánh bắt thủy sản và nuôi trồng thủy sản cung cấp khoảng 110,4 tấn sản phẩm thủy sản, cung cấp bình quân 16,7kg thủy sản tính trên đầu người (FAO, 2008b). Tuy nhiên đánh bắt thủy sản đang có khuynh hướng chậm lại và nuôi trồng thủy sản đã góp phần trong sự gia tăng sản lượng thủy sản trong những năm gần đây.
Năm 1970 nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm khoảng 6% sản lượng thủy sản tiêu thụ trên toàn cầu, nhưng nay con số này đã tăng lên gần 50% (51,7 triệu tấn, chiếm 41,7%) trong năm 2006. Nếu xem xét tỉ lệ gia tăng như hiện nay thì sản lượng nuôi trồng thủy sản sẽ lên đến ít nhất 50% trước năm 2010. Điều này cho thấy rằng nghề nuôi thủy sản đã góp phần đáng kể và hiệu quả trong việc đảm bảo an ninh lương thực, giảm thiểu sự nghèo đói và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Theo tính toán sản lượng nuôi trồng thủy sản trong năm 2030 là khoảng 83 triệu tấn, tăng khoảng 31,3 triệu tấn so với năm 2006 (FAO, 2008b). Những nhà quản lý tin rằng với nguồn tài nguyên hiện tại và sự phát triển của công nghệ chuyên sâu trong nghề nuôi thủy sản sẽ mang lại sự phát triển bền vững trong tương lai. 

Sự đa dạng loài nuôi:

Sự đa dạng của các loài nuôi được phát triển trong nghề nuôi trồng thủy sản như là: cá, giáp xác, nhuyễn thể cũng như là các loài rong biển. Hơn 360 loài cây trồng và vật nuôi thủy sản được báo cáo năm 2008. So với năm 2004, đó là sự gia tăng hơn 120 loài và đã minh chứng một điều rằng sự gia tăng sự đa dạng loài nuôi trong thủy sản đã và đang diễn ra tại những vùng, những quốc gia mà có sự tổ chức, quản lý tốt nghề nuôi trồng thủy sản.

Những loài nuôi mới tại Đài Loan:

Nghề nuôi trồng thủy sản Châu Á hiện có khoảng 211 loài, sản xuất hơn 92,0% tổng sản lượng toàn cầu. Đài Loan thường được biết đến như một quốc gia của những loài nuôi vì sự đa dạng của chúng. Năm 2003, khoảng 150 loài được nuôi trong đó cá 120 loài, 16 loài giáp xác, 8 loài nhuyễn thể, 4 loài bó sát, 2 loài lưỡng cư và 4 loài rong biển (Liao và Chao, 2007). Trong 5 năm gần đây những loài mới đã được du nhập cũng như sự lai tạo đã tạo ra nhiều loài nuôi mới ở Đài Loan như là: cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares), cá Heo (Coryphaena spp.), cá Bơn miệng lớn (Psettodes erumei), cá Chỉ vàng (Lutjanut spp.), Cá Nâu đốm (Scatophagus argus), các họ cá Tầm, Chân chèo (Acipenseridea và Polydontidea). Nhuyễn thể bao gồm: Trai (Tridacna maxima) (cũng được dùng nuôi kiểng), Ốc hương (Babylonia areolata), Ốc đụn (Tectus pyramis)…
Bên cạnh đó các loài cá cảnh cũng đã trở nên phổ biến và là một nền công nghiệp đầy tiềm năng tại Đài Loan. Cá Hề (Amphirpion spp.) (4 loài bản địa và 1 loài biến đổi gen), Blue damsel (Chrysiptera cyanea), tôm Dancing (Rhychocinetes durbanensis), tôm Aclơkin (Hymenocera picta), cá thần tiên hình bán nguyệt (Pomacanthus semicurculatus), cá ngựa (Hippocampus kuda),…
Tuy nhiên, đó là sự phân chia theo sự đa dạng của loài nuôi, nghề nuôi thủy sản đang hướng tới sự phát triển để giảm sự rũi ro, tạo thêm thu nhập và nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng, thúc đẩy khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. Trường hợp như Đài Loan, sau các đợt đại dịch trên tôm sú, nghề thủy sản Đài Loan vẫn không bị sụp đổ. Đó cũng là nhờ sự đa dạng hóa loài nuôi, phát triển công nghệ nuôi và đang hâm nóng lại nghề nuôi tôm mặc dù vẫn còn chậm. Sự đa dạng hóa loài nuôi cần phải được xem xét cả về mặt sinh học và lợi ích về mặt kinh tế và phải theo đuổi một chiến lược dài hơi. Tin chắc rằng thông qua sự quản lý khoa học, sự đa dạng sinh học có thể cung cấp nhiều sự lựa chọn về mặt dinh dưỡng, các loài nuôi kiểng sẽ tạo ra một cuộc sống sức khỏe và tươi đẹp.

Người dịch: Ks. Huỳnh Trường Giang (This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.), BM Thủy sinh học ứng dụng, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.