Nguồn tin: Ngô Thị Thu Thảo, Huỳnh Hàn Châu và Trần Ngọc Hải. Bộ môn KTN Hải sản, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.
Tóm tắt:
Nghiên cứu được tiến hành bằng việc thu mẫu ốc Len định kỳ hàng tháng từ tháng 4/2007 đến tháng 3/2008 tại khu vực rừng ngập mặn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát biến đổi thành phần sinh hóa và theo dõi chu kỳ sinh sản của ốc Len (Cerithidea obtusa). Kết quả cho thấy thành phần chất đạm chiếm ưu thế trong mô cơ thể ốc len (~60%), tiếp theo là chất bột đường (~25%) và cuối cùng là chất béo (~5%). Điều đó chứng tỏ chất đạm là nguồn năng lượng chính phục vụ sinh trưởng và chu kỳ sinh sản của loài ốc này. Kết quả khảo sát chu kỳ sinh sản cho thấy ốc Len sinh sản hầu như quanh năm, tuy nhiên mùa vụ sinh sản chính kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11 . Ốc len sinh sản đồng lọat nhất vào tháng 11 với khỏang 43% cá thể đang trong pha sinh sản. Nghiên cứu này cung cấp thông tin về sinh sản của ốc len và có giá trị tham khảo đối với việc quản lý nguồn lợi, bảo tồn sinh học và phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững trong khu vực rừng ngập mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.