Nguồn tin: Rapeepan Laohabanjong, Chutima Tantikitti, Soottawat Benjakul, Kidchakan Supamattaya và Mali Boonyaratpalin. 2009. Lipid oxidation in fish meal stored under different conditions on growth, feed efficiency and hepatopancreatic cells of black tiger shrimp (Penaeus monodon). Aquaculture 286 (2009) 283–289.

Tóm tắt:

Năm khẩu phần thức ăn chứa bột cá (FM) được dự trữ trong các điều kiện khác nhau, tương ứng với 5 nghiệm thức, được sử dụng làm thức ăn cho tôm sú bao gồm:

- Thức ăn 1 (đối chứng): bột cá mới sản xuất (TBARS=7.87mgMAD/kg FM)
- Thức ăn 2: Mức ôi thấp, FM không xử lý ethoxyquin (chất bảo quản, chống oxy hóa) được dự trữ ở 4oC trong 1.5 tháng (TBARS=15.02 mgMAD/kg FM)
- Thức ăn 3: Mức ôi trung bình, FM được xử lý ethoxyquin và dự trữ ở nhiệt độ biến động trong 4.5 tháng (TBARS=22.52mgMAD/kg FM)
- Thức ăn 4: Mức ôi trung bình, FM không xử lý ethoxyquin được dự trữ ở nhiệt độ biến động trong 3 tháng (TBARS=25.67 mgMAD/kg FM)
- Thức ăn 5: Mức ôi cao, FM không xử lý ethoxyquin được dự trữ ở nhiệt độ biến động trong 4.5 tháng (TBARS=62.31 mgMAD/kg FM)
Thí nghiệm 5 loại thức ăn này được tiến hành trong 60 ngày với hệ thống nuôi bán khép kín gồm 30 bể nuôi, mỗi bể chứa 25 tôm sú giống có trọng lượng 0.25g. Kết quả cho thấy tôm có trọng lượng cuối cùng, % tăng trọng và tăng trưởng tương đối thấp nhất cũng như có tỷ lệ dị dạng tế bào ở tuyến gan tụy cao nhất (50%) là ở tôm được cho ăn khẩu phần thức ăn 3 (p<0.05), và tiếp đó là tôm ăn khẩu phần thức ăn 5. Sự tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và các tế bào gan tụy của tôm ăn khẩu phần thức ăn 2 không khác biệt đối với tôm ăn thức ăn đối chứng. Tỷ lệ sống của tôm nằm trong phạm vi 87-92% và không khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức.

Người dịch:Ths. Nguyễn Thị Hồng Vân (This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.), TT Ứng dụng và chuyển giao công nghệ TS, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.