Nguồn tin: Saeed Ziaei-Nejad, Mehran Habibi Rezaei, Ghobad Azari Takami, Donald L. Lovett, Ali-Reza Mivaghefi, Mehdi Shakouri. (2006). The effect of Bacillus spp. bacteria used as probiotics on digestive enzyme activity, survival and grouwth in the Indian white shrimp Fenneropenaeus indicus. Aquaculture 252, 516-524.
Tóm tắt:
Nghiên cứu này khảo sát ảnh hưởng của vi khuẩn hữu ích Bacillus (Probiotic) lên tính hoạt hóa của enzyme tiêu hóa, tỉ lệ sống và sự tăng trưởng của tôm he Fenneropenaeus indicus ở các kích cỡ khác nhau với 3 thí nghiệm riêng biệt.
Thí nghiệm (1) giai đọan ấu trùng Nauplius1-2 đến Zoea3, trong thí nghiệm này Probiotic được cho trực tiếp vào nước bể ương. Thí nghiệm (2) giai đọan Mysis1–PL14 được bố trí trong bể, Probiotic hoặc cho trực tiếp vào nước bể ương, hoặc thông qua thức ăn Artemia đã được bổ sung Probiotic bằng phương pháp nhồi sinh học (cho vi khuẩn trực tiếp vào bể nuôi Artemia, Artemia sẽ lọc vi khuẩn nhờ phương thức lọc không chọn lọc trước khi cho tôm ăn). Thí nghiệm (3) giai đoạn tôm hậu ấu trùng PL30-PL120 được ương trong ao đất suốt thời gian nuôi thịt, ở giai đoạn này Probiotic được đưa trực tiếp vào nước ao nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng vi khuẩn Bacillus đếm được trong hệ tiêu hóa của tôm ở tất cả các nghiệm thức luôn cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0.05) so với đối chứng (không tìm thấy Bacillus trong bất kỳ bể đối chứng nào), mặc dầu tổng vi khuẩn không tìm thấy có sự khai khác có ý nghĩa giữa các nghiệm thức và đối chứng. Tốc độ xâm nhập của vi khuẩn Bacillus vào đường ruột tôm rất chậm ở tất cả các nghiệm thức nuôi trong ao đất. Trong hầu hết các nghiệm thức, các hoạt tính chuyên biệt của men amylase, tổng protease, và lipase của tôm có bổ sung probiotic cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0.05) so với đối chứng. Ngoài ra nghiệm thức có bổ sung probiotic có tỉ lệ sống (11-17%) và tăng trọng (8-22%) cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0.05) so với đối chứng. Vi khuẩn Bacillus được tìm thấy trong tôm cho ăn Artemia đã được nhồi hóa probiotic cao hơn nghiệm thức bổ sung probiotic trực tiếp vào nước, nhưng tăng trọng và tỉ lệ sống giữa hai cách bổ sung probiotic không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Ở các nghiệm thức có bổ sung probiotic suốt 2 giai đoạn ương (ấu trùng 1-2 đến PL 30) và giai đoạn nuôi thịt, có hệ số thức ăn, tăng trưởng tương đối và năng suất cao hơn có ý nghĩa (p<0.05) so với nghiệm thức không bổ sung probiotic. Do các thông số tăng trưởng tốt hơn có ý nghĩa chỉ đối với tôm nuôi có bổ sung probiotic kể cả giai đoạn ương và nuôi thịt, nghiên cứu này đã chứng minh được việc ứng dụng Probiotic trong từng giai đoạn ương nuôi tôm là cần thiết nhằm cải tiến hiệu quả nuôi và quyết định sự thành công của người nuôi.
Người dịch: Ths. Phạm Thị Tuyết Ngân (This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.), BM Thủy sinh học ứng dụng, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.